04Th3/24
z5212737559772_3f408001d77f75fb5699010949faa1b0

DỰ HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT ngày 29/01/2024 của Sở GIáo dục và Đào tạo Đồng Tháp v/v  Tổ chức giới thiệu, bồi dưỡng và cung ứng sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2024 – 2025, trong 05 ngày (từ ngày 29/02 đến ngày 03/03/2024), tất cả cán bộ quản lý, giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 (gồm 42 người) cùng tham dự. Qua đó, các tác giả đã giúp cán bộ quản lí (CBQL), GV tiếp cận và nắm được cấu trúc, nội dung các SGK đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt tại: Quyết định số 4119/QĐ- BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 về phê duyệt SGK các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và SGK môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong CSGD phổ thông và Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Bộ GDĐT về phê duyệt SGK các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và SGK các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong CSGD phổ thông. Cung cấp đầy đủ thông tin về SGK lớp 5 để có cơ sở lựa chọn SGK theo Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ GDĐT về Quy định lựa chọn  SGK trong CSGD phổ thông phù hợp, triển khai hiệu quả CTGDPT 2018.

z5212737559772_3f408001d77f75fb5699010949faa1b0z5212737139784_c99d8f92034528d98e7b0bff06da900e
Sau Hội nghị, nhà trường sẽ tiến hành các bước tiếp theo để thực hiện quy trình lựa chọn sách giáo khoa và đề xuất về cấp thẩm quyền phê duyệt.

 

05Th2/24

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024

Nhằm hưởng ứng các hoạt động vui xuân đón tết Giáp Thìn năm 2024. Trường tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1  tổ chức hoạt động cho học sinh thi “Tiếng hát sơn ca”, tổng vệ sinh, chăm sóc cây trồng, trang trí tết, chuẩn bị thăm và chúc tết giáo viên về hưu.

SƠN CA 00SƠN CA 0 SƠN CA 1SƠN CA 2 SƠN CA 3 SƠN CA 4 TỔNG VỆ SINH 1 TRỒNG CÂY 1 TRỒNG CÂY 2TRANG TRÍ TẾTCHUẨN BỊ QUÀ TẾT

 

 

08Th11/23

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ 1 – NĂM HỌC 2022-2023

  Phụ lục 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN LẤP VÒ 1

TỔ KHỐI 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

    

  Lấp Vò, ngày 12 tháng 10 năm 2022

   

 KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 1

Năm học 2022 – 2023

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-TTLV1 ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023.

Thực hiện Kế hoạch số 328/KH-TTLV1 ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2022-2023.

Căn cứ tình hình thực tế nhà trường, giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn khối 1 xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục năm học 2022-2023 như sau:

  1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
  2. Đội ngũ giáo viên

– Tổng số giáo viên trong tổ 07 giáo viên  với 06 nữ; Giáo viên chủ nhiệm 05, giáo viên bộ môn Mĩ thuật tham gia với tổ 02 người.

– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Đại học : 07 ( 06 nữ)

+ Tin học : Chứng chỉ A trở lên: 07 (06 nữ)

+ Tiếng Anh : Chứng chỉ B 05 (05 nữ)

– Trình độ chính trị: 07 sơ cấp ( 06 nữ)

– Công đoàn viên: 07 ( 06 nữ)

– Đảng viên: 06 (05 nữ)

Nhận xét:

– Tất cả các giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn, đều được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học; đều đạt yêu cầu trong tập huấn Chương trình GDPT 2018.

– Đảm bảo tốt ngày giờ công và quy chế chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết trong công tác có tinh thần trách nhiệm cao, phụ huynh tin tưởng. Tập thể tổ đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau trong công tác.

– Ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục nhưng chưa mạnh.

  1. Đặc điểm đối tượng học sinh

– Tổng số học sinh trong khối: 216 em – Nữ: 109. Cụ thể như sau:

 

Lớp TS

HS

Nữ K.tật Con

L.S

Con

T.B

Biệt

Lưu

ban

Mới

tuyển

ĐỘ

TUỔI

Buổi

dạy

6 t >6 t
1/1 44 22 0 0 0 0 0 44 44 2 buổi/ ngày
1/2 44 17 0 0 0 0 0 44 44 2 buổi/ ngày
1/3 44 27 0 0 0 0 0 44 44 2 buổi/ ngày
1/4 41 20 0 0 0 0 0 41 39 02 2 buổi/ ngày
1/5 43 23 0 0 0 0 0 43 42 01 2 buổi/ ngày

Nhận xét:

– Đa số cha mẹ học sinh đều quan tâm đến các em, hoàn cảnh gia đình thuận lợi nên việc thực hiện đồng phục đến lớp cũng như sách, vở dụng cụ học tập của học sinh đầy đủ. Hầu hết các em học sinh đều học lớp mẫu giáo.

– Có 05 lớp đều học hai buổi/ ngày tạo điều kiện cho việc duy trì, nâng cao chất lượng học tập của học sinh .

– Một số ít cha mẹ học sinh bận lo kinh tế gia đình, nên ít quan tâm theo sát việc học tập của con em, chưa tạo điều kiện tốt về góc học tập ở nhà.

  1. Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn

– Nhà trường có Thư viện đạt Tiên tiến, đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của giáo viên, học sinh.

– Thiết bị dạy học được cung ứng đầy đủ, giáo viên, học sinh. Thiết bị dạy học như màn hình tivi, laptop, mạng internet.

– Nhà trường có phòng học bộ môn nghệ thuật, Giáo dục Thể chất, phòng Giáo dục trẻ khuyết tật tạo thuận lợi cho học tham gia hoạt động học tập.

– Giáo viên sử dụng kho học liệu do Sở GDĐT, Phòng GDĐT giới thiệu ngoài ra còn tham khảo học liệu nền tảng tập huấn giáo dục,..

  1. Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể
  2. a) Giáo dục địa phương

– Giáo dục học sinh tìm hiểu những sự kiện lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu Giáo dục địa phương lớp 1 do Tỉnh ban hành đồng thời gắn với thực tế ở Thị trấn Lấp Vò, Huyện Lấp Vò. Chi bộ đầu tiên An Nam Cộng sản Đảng tại ấp Bình Hiệp A, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

  1. b) Giáo dục an toàn giao thông

Kết hợp với với tổng phụ trách đội giáo dục học sinh tích hợp, lồng ghép thông qua các tiết hoạt động trải nghiệm và các môn học có quy định trong chương trình giáo dục An toàn giao thông do Bộ giáo dục đào tạo và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ban hành. Cụ thể:

– Chủ đề 1: Tìm hiểu đường phố

– Chủ đề 2: Đèn tín hiệu giao thông

– Chủ đề 3: Đi bộ an toàn

– Chủ đề 4: Ngồi sau xe máy, xe đạp an toàn

  1. c) Hoạt động giáo dục tập thể
Tháng Chủ điểm Nội dung trọng tâm
Tháng 9/2022 Truyền thống nhà trường  Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (02/9/1945) và ngày thành lập trường từ năm 1940 đến nay.
Tháng 10/2022 Chăm ngoan, học giỏi Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Bác Hồ gửi là thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968) và ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930).
Tháng 11/2022 Tôn sư trọng đạo Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982).
Tháng 12/2022 Uống nước nhớ nguồn Giáo dục học sin ý nghĩa về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944).
Tháng 01/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân  Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày thành lập Đảng CSVN (03/2/1930)
Tháng 02/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
Tháng 3/2023 Mẹ và cô giáo Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910) và ngày thành lập Đoàn (26/3/1931).
Tháng 4/2023 Hoà bình – Hữu nghị Giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886).
Tháng 5/2023 Bác Hồ kính yêu Giáo dục học sinh ý nghĩa thành lập Đội (15/5/1941) và ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890).
Tháng 06/2023 Quốc tế thiếu nhi Giáo dục ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6
Tháng 07/2023 Ngày thương binh liệt sĩ Giáo dục ý nghĩa ngày Thương binh liệt sĩ ( 27/7/1947 – 27/7/2023)
Tháng 08/20223 Mùa thu cách mạng Giáo dục ý nghĩa ngày cách mạng tháng Tám ( 19/8/1915 – 19/8/2023)
  1. Các chỉ tiêu phấn đấu

– Về các phẩm chất, năng lực học sinh đánh giá, xếp loại từ mức Đạt trở lên: 216/216, tỉ lệ 100%.

– Về các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá, xếp loại từ mức Hoàn thành trở lên: 216/216, tỉ lệ 100%.

– Xếp loại kết quả giáo dục cuối năm học từ mức Hoàn thành trở lên: 100%

Cụ thể:

– Các phẩm chất, năng lực:

Phẩm chất/

năng lực

TSHS Khối 1 Ghi chú
Tốt Đạt Cần cố gắng
SL % SL % SL %
Yêu nước 216 216 100,00 0 0,00 0 0,00 PC
Nhân ái 216 200 92,59 16 7,41 0 0,00 PC
Chăm chỉ 216 208 96,30 8 3,70 0 0,00 PC
Trung thực 216 208 96,30 8 3,70 0 0,00 PC
Trách nhiệm 216 208 96,30 8 3,70 0 0,00 PC
Tự chủ và tự học 216 190 87,96 26 12,04 0 0,00 NLC
Giao tiếp và hợp tác 216 176 81,48 40 18,52 0 0,00 NLC
GQVĐ và sáng tạo 216 178 82,41 38 17,59 0 0,00 NLC
Ngôn ngữ 216 180 83,33 36 16,67 0 0,00 NLĐT
Tính toán 216 170 78,70 46 21,30 0 0,00 NLĐT
Khoa học 216 170 78,70 46 21,30 0 0,00 NLĐT
Thẩm mĩ 216 170 78,70 46 21,30 0 0,00 NLĐT
Thể chất 216 186 86,11 30 13,89 0 0,00 NLĐT

 

Chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục

TT Môn học và hoạt động giáo dục TSHS Khối 1
HT tốt Hoàn thành Chưa HT
SL % SL % SL %
1 Tiếng Việt 216 148 68,52 68 31,48
2 Toán 216 148 68,52 68 31,48
3 Ngoại ngữ 1(Tiếng Anh) 216 128 59,26 88 40,74
4 Tự nhiên và Xã hội 216 198 91,67 18 8,33
5 GD thể chất 216 178 82,41 38 17,59
6 Âm nhạc 216 178 82,41 38 17,59
7 Mĩ thuật 216 178 82,41 38 17,59
8 HĐ trải nghiệm 216 198 91,67 18 8,33
9 Đạo đức 216 208 96,30 8 3,70

– Chỉ tiêu về xếp loại kết quả giáo dục

TT Khối/

Lớp

TSHS Kết quả xếp loại giáo dục khối 1
HT xuất sắc HT tốt Hoàn thành Chưa HT
SL % SL % SL % SL %
1 Một 216 143 66,20 35 16,20 38 17,59 0 0

 

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Sách giáo khoa thực hiện Bộ Chân trời Sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, cụ thể: Tiếng Việt 1(Tập 1, 2); Toán 1 (Tập 1, 2); Đạo đức 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Hoạt động trải nghiệm 1, Giáo dục thể chất 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1; Sách Tiếng Anh 1 – Global Success (Tổng chủ biên Hoàng Văn Vân). Cụ thể:

STT MÔN NHÓM TÁC GIẢ BỘ SÁCH NHÀ XUẤT BẢN
Tiếng Việt Tập một Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Xuân Tùng. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Tiếng Việt Tập hai Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Xuân Tùng. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Toán Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Ðinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Ðức, Ðinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Đạo đức Ðinh Phương Duy (Tổng Chủ biên), Trần Thanh Bình (Chủ biên), Trần Minh Huờng, Lê Phương Trí, Trần Hoàng Tuý. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Tự nhiên và Xã hội Ðỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Phạm Phương Anh, Lưu PhươngThanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phuợng. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Giáo dục Thể chất Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Trần Thanh Dũng, Lê Hải, Nguyễn Ðình Phát, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Trần Minh Tuấn. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Âm nhạc Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Ðăng Bửu, Trần Ngọc Hùng. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Mĩ thuật Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Hoạt động trải nghiệm Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí. Chân trời sáng tạo Giáo dục Việt Nam
Tiếng Anh Global Success (Tổng chủ biên Hoàng Văn Vân) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

PHẦN I: CHƯƠNG TRÌNH[1]

  1. Môn Tiếng Việt

 

Yêu cầu cần đạt Nội dung
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
– Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay).
Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25 cm.
– Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần
khó, ít dùng).
– Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60
tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết
thúc dòng thơ.
– Bước đầu biết đọc thầm.
– Nhận biết được bìa sách và tên sách.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
– Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể
hiện tường minh.
– Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ
trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
– Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.
Liên hệ, so sánh, kết nối
– Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.
– Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.
Đọc mở rộng
– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương
đương với các văn bản đã học.
– Thuộc lòng 4 – 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài
khoảng 30 – 40 chữ.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
– Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.
– Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.
– Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh.
Đọc mở rộngTrong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
– Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất;
một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng
cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ,
ngón giữa).
– Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.
– Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g,
gh, ng, ngh.
– Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình
thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết. Tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.
VIẾT CÂU, ĐOẠN VĂN NGẮN
Quy trình viết
Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?
Thực hành viết
– Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù
hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
– Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động
của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý.
– Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới.

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh
1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c
k, g gh, ng ngh
1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái
đầu câu, viết hoa tên riêng
2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự
vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi
3. Công dụng của dấu chấm, dấu
chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu
4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao
tiếp ở nhà và ở trường
4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông
dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi,
giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
5. Thông tin bằng hình ảnh (phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Câu chuyện, bài thơ
2. Nhân vật trong truyện
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
– Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn,
truyện tranh, đoạn văn miêu tả
– Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao)
Độ dài của văn bản: truyện và đoạn
văn miêu tả khoảng 90 – 130 chữ, thơ
khoảng 50 – 70 chữ
1.2. Văn bản thông tin: giới thiệu những
sự vật, sự việc gần gũi với học sinh
Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh
mục gợi ý
3. Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù
hợp với học sinh lớp 1
  1. Môn Toán
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Số tự nhiên Đếm,   đọc,     viết            các       số trong phạm vi 100 – Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.

– Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.

So sánh các số trong phạm vi 100 Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).
Các phép tính với số tự nhiên Phép cộng, phép trừ Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.

Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

Tính nhẩm Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.

Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
Hình học trực quan
Hình phẳng và hình khối Quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa.

Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử

dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Đo lường
Đo lường Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.

Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.

Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.

Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.

Thực hành đo đại lượng Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,…).

Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.

Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).

Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.

Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:

Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,…).

Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác,…).

Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày.

Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán,…) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.

  1. Môn Đạo đức
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Yêu thương gia đình – Nêu được những biểu hiện của tình yêu thươngtrong gia đình em.
– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.
– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình
với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
Quan tâm, chăm sóc người thân
trong gia đình
– Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
– Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những hành vi phù
hợp với lứa tuổi.
– Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; nhường nhịn
và giúp đỡ em nhỏ.
Tự giác làm việc của mình – Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.
– Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình.
– Thực hiện được hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
Thật thà – Nêu được một số biểu hiện của tính thật thà.
– Biết vì sao phải thật thà.
– Thực hiện được lời nói và việc làm thật thà như: không nói dối; nhặt được của rơi trả lại
người đánh mất; không lấy đồ dùng của người khác; biết nhận lỗi khi nói hoặc làm sai;…
– Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ, hành
vi không thật thà.
Sinh hoạt nền nếp – Nêu được một số biểu hiện của sinh hoạt nền nếp.
– Biết vì sao phải sinh hoạt nền nếp.
– Bước đầu hình thànhđược một số nền nếp như: gọn gàng, ngăn nắp; học tập, sinh hoạt
đúng giờ;…
Thực hiện nội quy trường, lớp – Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
– Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
– Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
– Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Tự chăm sóc bản thân –Nêu được những việc làm tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể; ăn
mặc chỉnh tề;…
– Biết vì sao phải biết tự chăm sóc bản thân.– Tự làm được các việc chăm sóc bản thân vừa sức của mình.
Phòng, tránh tai nạn,
thương tích
–Nêu được một số tai nạn, thương tích trẻ em thường gặp (đuối nước, bỏng, ngộ độc thực
phẩm, ngã, điện giật, tai nạn giao thông,…).
– Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn, thương tích.
– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
  1. Môn tự nhiên& xã hội
Nội dung Yêu cầu cần đạt
GIA ĐÌNH
Thành viên và mối quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình
– Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
– Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau.
– Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử
dụng an toàn một số đồ dùng
trong nhà
– Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở.
– Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng
trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.
– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.
– Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có
thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
– Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách
xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do
sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn
gàng, ngăn nắp
– Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
– Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
TRƯỜNG HỌC
Cơ sở vật chất của lớp học và
trường học
– Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học.
– Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà
trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,…
– Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.
– Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của
lớp học và trường học.
Các thành viên và nhiệm vụ của
một số thành viên trong lớp học,
trường học
– Xác định được các thành viên trong lớp học, trường học và nhiệm vụ của một số
thành viên.
– Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành
viên khác trong nhà trường.
Hoạt động chính của học sinh ở
lớp học và trường học
– Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của
bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
An toàn khi vui chơi ở trường và
giữ lớp học sạch đẹp
– Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi
an toàn.
– Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Quang cảnh làng xóm, đường phố – Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát
thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.
– Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.
Một số hoạt động của người dân
trong cộng đồng
– Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc
đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.
– Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.
– Nêu được một số việc học sinh có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương.
– Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống có sự tham gia của
học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng.
– Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội đó.- Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.
An toàn trên đường – Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và
nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh
hoặc video.
– Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông.
– Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông;
đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Thực vật và động vật xung quanh – Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và
con vật thường gặp.
– Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên
ngoài của một số cây và con vật.
– Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn
quả, cây hoa,…).
– Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và
vật nuôi
– Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
– Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà và
đối xử tốt với vật nuôi.
– Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với
những người xung quanh cùng thực hiện.
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Các bộ phận bên ngoài và giác
quan của cơ thể
– Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai
và con gái.
– Nêu được tên, chức năng của các giác quan.
– Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.
– Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt
biết cách phòng tránh cận thị học đường.
Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn – Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực
hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ
thể.
– Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể
khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự nhận xét được thói
quen ăn uống của bản thân.
– Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát
tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa
ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.
– Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.
– Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an
toàn của bản thân.
– Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Bầu trời ban ngày, ban đêm – Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video.
– So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào
các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).
– Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).
– Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người
xung quanh cùng thực hiện.
Thời tiết – Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,… ở mức độ đơn giản.
– Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.
– Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng,
lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
  1. Môn Giáo dục thể chất
Nội dung Yêu cầu cần đạt
KIẾN THỨC CHUNG

Vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện.

VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

Đội hình đội ngũ

– Các tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ

– Tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số.

– Động tác quay các hướng

–  Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

Bài tập thể dục

– Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

– Trò chơi bổ trợ khéo léo

Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

–  Các tư thế hoạt động vận động cơ bản của đầu, cổ, tay, chân

– Các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể

– Trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ

THỂ THAO TỰ CHỌN

– Tập luyện một trong các nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

–  Trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa thích

 

–  Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện.

–  Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

–  Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao được học.

– Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích.

– Hoàn thành lượng vận động của bài tập.

–  Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục.

 

  1. Môn Âm nhạc
Nội dung

 

Yêu cầu cần đạt
Hát

Bài hát tuổi học sinh (6 – 7 tuổi), đồng dao, dân ca
Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

Nghe nhạc

– Quốc ca Việt Nam.

– Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

Nhạc cụ

Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

 

– Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.

– Hát rõ lời và thuộc lời.

– Bước đầu biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được tên bài hát.

– Bước đầu biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.

– Nêu được tên bản nhạc.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

– Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

– Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

– Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

 

  1. Môn Mĩ thuật
Yêu cầu cần đạt Nội dung
MĨ THUẬT TẠO HÌNH
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình
– Biết được mĩ thuật có ở xung quanh. Lựa chọn, kết hợp:
– Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu sẵn có để thực Yếu tố tạo hình
hành, sáng tạo.

– Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc.

Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

– Đọc được tên một số màu trong thực hành, sáng tạo.

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
– Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và trang trí sản phẩm. Thể loại

Lựa chọn, kết hợp:

– Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để mô phỏng đối tượng. –   Lí luận và lịch sử mĩ thuật

–   Hội hoạ

– Tạo được hình, khối dạng cơ bản. – Đồ hoạ (tranh in)
– Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.
–    Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm học tập.

–   Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy màu,… trong thực hành, sáng tạo.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

–   Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè.

–    Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

–   Điêu khắc

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

–   Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.

–   Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D.

Thảo luận

Lựa chọn, kết hợp:

–   Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật.

–   Sản phẩm thực hành của học sinh.

Định hướng chủ đề

Lựa chọn, kết hợp:

–   Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường.

MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

–    Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo.

–   Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công.

Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

–   Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

–     Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

–     Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

–   Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

–   Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm.

–   Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình, khối.

–   Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau để trang trí sản phẩm.

Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

–   Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm.

–    Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản một số đồ dùng học tập.

–   Thể loại: Thủ công Lựa chọn, kết hợp:

–   Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên.

–   Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo.

–   Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng.

–   Hoạt động thực hành và thảo luận

–   Thực hành

–   Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D.

–   Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D.

–   Thảo luận

–   Lựa chọn, kết hợp:

–   Sản phẩm thủ công.

–   Sản phẩm thực hành của học sinh.

–   Định hướng chủ đề

–   Lựa chọn, kết hợp:

–   Đồ chơi, đồ dùng học tập.

 

  1. Hoạt động trải nghiệm
 Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt
1. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN
– Hoạt động khám phá bản thân –        Mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân.

–        Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường.

– Hoạt động rèn luyện bản thân –    Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.

–    Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ.

2. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI
– Hoạt động chăm sóc gia đình

 

–    Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.

–    Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng.

–    Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn.

– Hoạt động xây dựng nhà trường

 

–    Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.

–    Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện được những việc đó.

–    Tham gia các hoạt động giáo dục của Sao Nhi đồng và của nhà trường.

– Hoạt động xây dựng cộng đồng

 

–    Biết thiết lập các mối quan hệ với hàng xóm.

–    Tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

3. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN
– Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

 

–       Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

–      Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

– Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường

 

–      Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp.

–      Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

 

  1. Môn Tiếng Anh
  2. a) Nội dung

Hoàn thành các chủ đề, chủ điểm môn học cấp học: Em và những người bạn của em; Em và trường học của em; Em và gia đình em; Em và thế giới quanh em.

  1. b) Yêu cầu đạt được

* Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung

Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

* Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ

– Bước đầu nhắc lại được các cụm từ, câu đơn giản, bài chant (bài vè), bài hát phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc và tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1.

– Nhận biết được các số từ 1 đến 10 và dùng các số đếm này để đếm hoặc trả lời một số câu hỏi về số lượng đơn giản.

– Nhận biết và gọi tên được các từ vựng cụ thể, đơn giản theo chủ đề đã học trong ngữ cảnh giao tiếp.

– Phản hồi được bằng tiếng Anh một cách đơn giản trong các tình huống hỏi đáp rất đơn giản, gắn liền với trải nghiệm của học sinh lớp 1.

– Nghe hiểu được và biết cách hồi đáp phi ngôn ngữ trong các hội thoại rất đơn giản và ngắn gọn, câu lệnh đơn giản trong lớp học.

– Biết cách chào hỏi, tạm biệt rất đơn giản.

– Thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.

– Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học liên môn qua tiếng Anh: Toán, Mỹ thuật, tin học, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên xã hội.

PHẦN II: KẾ HOẠCH DẠY HỌC

( Kèm phụ lục 2.1)

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm)
  3. a) Yêu cầu

– Đổi mới triệt để phương pháp dạy học, phương pháp quản lý lớp học, đầu tư và áp dụng tốt phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo sự tham gia của tất cả học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực sáng tạo và khả năng của mỗi em. Kế hoạch bài dạy môn học theo yêu cầu chuyên môn và có đồ dùng dạy học phù hợp khi lên lớp.

– Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu bài học thời lượng mỗi lần sinh hoạt tổ ít nhất là 3 giờ. Bồi dưỡng, nâng cao khả năng sử dụng thiết bị dạy học ( sử dụng thành thạo và hiệu quả), sáng tạo trong việc sử dụng làm đồ dùng dạy học.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sổ liên lạc, học bạ điện tử; soạn giảng giáo án điện tử.

– Vận dụng được những kiến thức, phương pháp giảng dạy tích cực, kỹ năng sư phạm được bồi dưỡng vào giảng dạy. Dạy học phân hoá theo đối tượng học sinh.

  1. b) Biện Pháp

– Thực hiện việc nhận xét đánh giá học sinh theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học khi lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

– Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn. Thực hiện đầy các hồ sơ sổ sách quy định, phối hợp với tổ trưởng ra đề kiểm tra định kì.

– Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khoẻ, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

– Tích cực phát biểu khi tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để chia sẻ kinh nghiệm.

– Xây dựng thời khóa biểu của lớp phù hợp với kế hoạch giáo dục nhả trường.

– Quản lý đồ dùng dạy học và thiết bị, sử dụng tốt trong giảng dạy.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, các môn học và hoạt động giáo dục, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và các hoạt động khác có liên quan đến các hoạt động giáo dục.

– Thực hiện đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học.

  1. Chỉ tiêu

– 100% giáo viên  soạn kế hoạch dạy học theo quy định.

– 100% giáo viên và thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học mỗi tháng.

– 100% thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo kế hoạch 02 tuần/01 lần.

– 100% giáo viên dạy phân hoá đối tượng học sinh có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

– 100% giáo viên thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ học sinh trong từng tiết dạy.

– 100% giáo viên ra đề kiểm tra định kì đúng theo ma trận đã được Ban giám hiệu phê duyệt.

– 100% giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn đúng quy đinh, nộp Ban giám hiệu kí duyệt đúng kế hoạch.

– 100% giáo viên trong tổ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

  1. Tổ trưởng

– Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành, Ban giám hiệu đến giáo viên trong tổ kịp thời bằng các hình thức phù hợp.

– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đặc biệt chú ý đến nội dung đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chương trình.

– Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.

– Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo   phân công.

– Tổ chức cho giáo viên xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra định kì, đánh giá , xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng hợp báo cáo kết quả giáo dục của tổ theo kế hoạch chuyên môn.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động Giáo dục tập thể, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác phù hợp học sinh.

  1. Đối với Tổng phụ trách Đội

– Phối hợp thực hiện phong trào của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để tổ chức hoạt động giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

– Tổ chưc học sinh tham gia đầy đủ các phong trào do Hội đồng đội tổ chức. Thực hiện tốt kế hoạch nuôi heo đất và kế hoạch nhỏ theo chỉ tiêu của học sinh lớp 1.

Trên đây là Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục Tổ khối 1 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 năm học 2022-2023.

 

DUYỆT  CỦA HIỆU TRƯỞNG

 

 

TỔ TRƯỞNG

Huỳnh Thị Hạnh

 

 

[1] Theo CTGDPT 2018.