KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ 4_NĂM HỌC 2022-2023

  Phụ lục 2

TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LẤP VÒ 1

TỔ KHỐI 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Lấp Vò, ngày 10 tháng 10 năm 2022
   

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 4

Năm học 2022 – 2023

 

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

– Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-TH.TTLV1 ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023;

Căn cứ Kế hoạch số 328/KH-TTLV1 ngày 12 tháng 10 năm 2022 Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2022-2023;

– Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường; tình hình học sinh, phụ huynh khối lớp 4.

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ được nhà trường giao trong năm học 2022-2023.

  1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
  2. Đội ngũ giáo viên
TT Đội ngũ Tổng số Nữ Trình độ đào tạo
Đại học Cao đẳng Dưới CĐ
SL TL SL TL SL TL
1 GVCN 05 02 05 100% 0 0 0 0
2 GVAN 01 01 01 100% 0 0 0 0
Cộng 06 03 06 100% 0 0 0 0

 

  1. Đặc điểm đối tượng học sinh

Khối lớp 4 hiện có 05 lớp học, với tổng số là 213 học sinh, nữ là 99 em. Cụ thể như sau:

 

TT Lớp Số HS Nữ Tỉ lệ

HS/lớp

HS

khuyết

tật

Hộ nghèo, CN; KK HS học 2b/ngày HS bán trú
1 4/1 42 19 42 1 1 42 15
2 4/2 43 23 43 1 5 43 7
3 4/3 45 21 45 1 1 45 12
4 4/4 42 18 42 0 7 42 10
5 4/5 41 18 41 0 3 41 13
Cộng 05 213 99 42 3 17 213 57

 

  1. Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có)

– Phòng học:

 

TT Phòng học Số lớp Số lớp 2 buổi/ngày Số lớp bán trú
1 05 05 05 05

 

– Thiết bị dạy học

 

Thiết bị dạy học

Khối lớp 4

SL hiện có Đủ Thiếu Ghi chú
Bộ đồ dùng dạy học tối thiểu 05 x

 

  1. Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…)

– Giáo viên luôn thực hiện các nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông  theo các tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp và Phòng Giáo dục và Đào tạo Lấp Vò, các nội dung này đã được tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

– Chủ đề hoạt động giáo dục tập thể trong năm học cụ thể như sau:

 

Tháng Chủ điểm Nội dung trọng tâm
Tháng 9/2022 Truyền thống nhà trường  Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (02/9/1945) và ngày thành lập trường từ năm 1940 đến nay.
Tháng 10/2022 Chăm ngoan, học giỏi Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Bác Hồ gửi là thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968) và ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930).
Tháng 11/2022 Tôn sư trọng đạo Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982).
Tháng 12/2022 Uống nước nhớ nguồn Giáo dục học sin ý nghĩa về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944).
Tháng 01/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân  Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày thành lập Đảng CSVN (03/2/1930)
Tháng 02/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
Tháng 3/2023 Mẹ và cô giáo Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910) và ngày thành lập Đoàn (26/3/1931).
Tháng 4/2023 Hoà bình – Hữu nghị Giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886).
Tháng 5/2023 Bác Hồ kính yêu Giáo dục học sinh ý nghĩa thành lập Đội (15/5/1941) và ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890).
Tháng 06/2023 Quốc tế thiếu nhi Giáo dục ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6
Tháng 07/2023 Ngày thương binh liệt sĩ Giáo dục ý nghĩa ngày Thương binh liệt sĩ ( 27/7/1947 – 27/7/2022)
Tháng 08/2023 Mùa thu cách mạng Giáo dục ý nghĩa ngày cách mạng tháng Tám ( 19/8/1915 – 19/8/2022)

 

– Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

– Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục kỹ năng tài chính cá nhân.

– Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tích hợp vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDDT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019.

 

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHẦN I: CHƯƠNG TRÌNH

  1. Môn: Tiếng Việt
  1. NỘI DUNG:
  1. Kiến thức
  2. Tiếng Việt

1.1.1. Ngữ âm và chữ viết

– Sơ giản về cấu tạo của tiếng.

– Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

1.1.2. Từ vựng

– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người).

– Sơ giản về từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép).

1.1.3. Ngữ pháp

– Danh từ, động từ, tính từ.

– Câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

– Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

– Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.

1.2. Tập làm văn

– Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.

– Đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật).

– Bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn.

– Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư, đơn.

1.3. Văn học (không có bài học riêng)

– Một số bài văn, đoạn văn, bài thơ, màn kịch về thiên nhiên, đất nước, con người và một số vấn đề xã hội có tính thời sự.

– Sơ giản về cốt truyện và nhân vật; lời người kể chuyện, lời nhân vật.

  1. Kĩ năng

2.1. Đọc

– Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí.

– Đọc thầm.

– Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn.

– Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.

– Đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn.

– Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin.

2.2. Viết

– Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết (chú trọng các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương). Sửa lỗi chính tả trong bài viết. Lập sổ tay chính tả.

– Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật).

– Viết đoạn văn kể chuyện và miêu tả theo dàn ý.

– Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo,…

2.3. Nghe

– Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Nhận xét về nhân vật.

– Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.

– Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.

– Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe.

2.4. Nói

– Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Kể chuyện bằng lời của nhân vật.

– Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi, thảo luận.

– Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hóa địa phương.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức

1.1. Tiếng Việt
1. Kiến thức

1.1. Tiếng Việt

1.1.1. Ngữ âm và chữ viết

– Nhận biết cấu tạo ba phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh.

– Biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài.

1.1.2. Từ vựng

– Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc,…

– Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.

1.1.3. Ngữ pháp

– Hiểu thế nào là danh từ, động từ, tính từ.

– Hiểu thế nào là câu, câu đơn, các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ trạng ngữ.

– Hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Biết cách đặt các loại câu.

– Biết cách dùng dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.

1.1.4. Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

– Bước đầu nêu được cảm nhận về tác dụng của một số hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, câu thơ.

– Biết nói, biết viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa.

1.2. Tập làm văn

– Nhận biết các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả: mở bài, thân bài, kết bài.

– Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả.

– Biết cách viết đơn, thư (theo mẫu).

1.3. Văn học

Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng

2.1 Đọc

2.1.1 Đọc thông

– Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90 – 100 chữ/phút.

– Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3 (khoảng 100 – 120 chữ/phút).

– Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ, phù hợp với nội dung của từng đoạn.

2.1.2. Đọc – hiểu

– Nhận biết dàn ý của bài đọc; hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của cả bài.

– Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ được học; biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tự sự.

2.1.3. Ứng dụng kĩ năng đọc

– Thuộc 6 đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn trong sách giáo khoa.

– Biết dùng từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp,… để phục vụ cho việc học tập.

– Bước đầu biết tìm thư mục để chọn sách đọc và ghi chép một số thông tin đã đọc.

2.2. Viết

2.2.1. Viết chính tả

– Viết được bài chính tả nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ trong 20 phút; không mắc quá 5 lỗi/bài; trình bày đúng quy định, bài viết sạch.

– Viết đúng một số từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

– Biết viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

– Biết tự sửa lỗi chính tả trong các bài viết.

2.2.2. Viết đoạn văn, văn bản

Biết tìm ý cho đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật); viết được đoạn văn theo dàn ý đã lập. Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu.

– Biết lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật); bước đầu viết được bài văn theo dàn ý đã lập có độ dài khoảng 150 – 200 chữ.

– Viết được các văn bản thông thường: thư, đơn, báo cáo ngắn, điện báo,…

– Biết viết tóm tắt đoạn tin, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.

2.3. Nghe

2.3.1. Nghe – hiểu

Nghe và thuật lại được nội dung chính của bản tin, thông báo ngắn; kể lại câu chuyện đã được nghe.

2.3.2. Nghe – viết

Nghe – viết bài chính tả có độ dài 90 chữ, trong đó có từ chứa âm, vần khó hoặc âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương; tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài.

2.4. Nói

2.4.1 . Sử dụng nghi thức lời nói

Biết xưng hô, lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.

2.4.2. Đặt và trả lời câu hỏi

Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc một số vấn đề gần gũi.

2.4.3. Thuật việc, kể chuyện

Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, tham gia. Biết thay đổi ngôi kể khi kể chuyện.

2.4.4. Phát biểu, thuyết trình

– Biết cách phát biểu ý kiến trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc về một số vấn đề gần gũi.

– Biết giới thiệu ngắn gọn về lịch sử, về hoạt động, về nhân vật tiêu biểu ở địa phương.

  1. Môn: Toán
  2. NỘI DUNG
* SỐ HỌC
1. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên.

a) Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu số tỉ. Hệ thống hóa về số tự nhiên và hệ thập phân.

b) – Phép cộng và phép trừ các số có đến sáu chữ số, có nhớ không quá ba lượt. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.

– Phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số, tích có không quá sáu chữ số. Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các số tự nhiên. Nhân một tổng với một số.

– Phép chia các số có nhiều chữ số cho số có không quá ba chữ số, thương có không quá bốn chữ số (chia hết hoặc chia có dư).

c) Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

d) Tính giá trị của các biểu thức số có đến ba dấu phép tính. Tính giá trị của biểu thức chứa chữ dạng a + b; a – b; a x b; a: b; a + b + c; a x b x c; (a + b) x c. Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết x < a; a < x < b” với a, b là các số bé.

2. Phân số. Các phép tính về phân số.

a) Khái niệm ban đầu về phân số. Đọc, viết các phân số; phân số bằng nhau; rút gọn phân số; quy đồng mẫu số hai phân số; so sánh hai phân số.

b) Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100). Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân số.

c) Giới thiệu quy tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số tự nhiên (mẫu số của tích không vượt quá 100). Giới thiệu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân các phân số, nhân một tổng hai phân số với một phân số.

d) Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác 0.

e) Thực hành tính nhẩm về phân số trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị của các biểu thức có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản.

g) Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

3. Tỉ số.

a) Khái niệm ban đầu về tỉ số.

b) Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

4. Một số yếu tố thống kê: Giới thiệu số trung bình cộng; biểu đồ; biểu đồ cột.

* ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

  1. Đơn vị đo khối lượng: tạ, tấn, đề-ca-gam (dag), héc-tô-gam (hg). Bảng đơn vị đo khối lượng.
  2. Giây, thế kỉ. Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian.

* YẾU TỐ HÌNH HỌC

1 . Góc nhọn, góc tù góc bẹt. Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau.

Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi.

  1. Tính diện tích hình bình hành, hình thoi.
  2. Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng và ê ke; cắt, ghép, gấp hình

* GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

1 . Giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số.

  1. Giải các bài toán liên quan đến: Tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng; tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng; tìm số trung bình cộng; tìm phân số của một số; các nội dung hình học đã học
  2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  3. SỐ HỌC:
  4. Số tự nhiên. Các phép tính về số tự nhiên.
  5. a) Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên
1) Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
2) Biết so sánh các số có đến sáu chữ số; biết sắp xếp bốn số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
  1. b) Dãy số tự nhiên và hệ thập phân
1) Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên:

– Nếu thêm 1 vào một số tự nhiên liền sau nó, bớt 1 ở một số tự nhiên (khác 0) thì được một số tự nhiên liền trước nó.

– Số 0 là số tự nhiên bé nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất (dãy số tự nhiên kéo dài mãi).
2) Nhận biết các hàng trong mỗi lớp. Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
  1. c) Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

1) Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.

2) Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực hành tính.

3) Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trục, tròn trăm, tròn nghìn (dạng đơn giản).

  1. d) Phép nhân, phép chia các số tự nhiên

1) Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với các số có không quá ba chữ số (tích có không quá sáu chữ số).

2) Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong thực hành tính.

3) Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số (thương có không quá ba chữ số).

4) Biết nhân nhẩm với 10; 100; 1000; chia nhẩm cho 10; 100; 1000.

  1. e) Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3 trong một số tình huống đơn giản.

  1. g) Biểu thức chứa chữ

Nhận biết và tính được giá trị của biểu thức chứa một, hai, hoặc ba chữ (trường hợp đơn giản)

  1. PHÂN SỐ

2.1. Khái niệm ban đầu về phân số

Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số. Biết đọc, viết các phân số có tử số và mẫu số không quá 100.

2.2. Tính chất cơ bản của phân số và một số ứng dụng

  1. a) Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số
  2. b) Nhận ra hai phân số bằng nhau.
  3. c) Biết cách sử dụng dấu hiệu chia hết khi rút gọn một phân số để được phân số tối giản.
  4. d) Biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

2.3. So sánh hai phân số

  1. a) Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số
  2. b) Biết so sánh hai phân số khác mẫu số
  3. c) Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé

2.4. Phép cộng phân số

  1. a) Biết thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
  2. b) Biết thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.
  3. c) Biết cộng một phân số với một số tự nhiên

2.5. Phép trừ phân số

  1. a) Biết thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
  2. b) Biết thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số.
  3. c) Biết thực hiện phép trừ một số tự nhiên cho một phân số; một phân số cho một số tự nhiên.

2.6. Phép nhân phân số

  1. a) Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
  2. b) Biết nhân một phân số với một số tự nhiên

2.7. Phép chia phân số

  1. a) Biết thực hiện phép chia hai phân số (bằng cách nhân phân số thứ nhất với phân số thứ hai “đảo ngược”).
  2. b) Biết thực hiện phép chia phân số trong trường hợp phép chia đó có số chia là số tự nhiên.

2.8. Biểu thức với phân số

Biết tính giá trị của biểu thức các phân số theo các quy tắc như đối với số tự nhiên.

2.9. Tìm một thành phần trong phép tính

Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính (như đối với số tự nhiên).

  1. TỈ SỐ
a) Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
b) Giới thiệu về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
  1. YẾU TỐ THỐNG KÊ
  2. a) Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
  3. b) Bước đầu biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.
  4. ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
  5. Khối lượng
  6. a) Biết dag, hg, tạ, tấn là những đơn vị đo khối lượng.

Biết đọc, viết các số đo khối lượng theo những đơn vị đo đã học.

  1. b) Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
  2. c) Biết chuyển đổi số đo khối lượng.
  3. d) Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
  4. e) Biết ước lượng khối lượng của một vật trong trường hợp đơn giản.
  5. Diện tích
  6. a) Biết dm2, m2, km2 là những đơn vị đo diện tích.

Biết đọc, viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học.

  1. b) Biết mối quan hệ giữa m2 và cm2, m2 và km2, dm2 và cm2, dm2 và m2.
  2. c) Biết chuyển đổi số đo diện tích.
  3. d) Biết thực hiện phép tính với các số đo diện tích theo đơn vị đã học.
  4. e) Biết ước lượng số đo diện tích trong trường hợp đơn giản.
  5. Thời gian
  6. a) Biết các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ.
  7. b) Biết mối quan hệ giữa phút và giây thế kỉ và năm.
  8. c) Biết chuyển đổi số đo thời gian.
  9. d) Biết thực hiện phép tính với các số đo thời gian (có một tên đơn vị).
  10. e) Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào

III. YẾU TỐ HÌNH HỌC

  1. Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

  1. Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
  2. a) Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
  3. b) Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc; hai đường thẳng song song (bằng thước thẳng và ê ke).
  4. c) Biết vẽ đường cao của một hình tam giác (trong trường hợp đơn giản).
  5. Hình bình hành
  6. a) Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
  7. b) Biết cách tính chu vi và diện tích của hình bình hành.
  8. Hình thoi
  9. a) Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
  10. b) Biết cách tính diện tích của hình thoi
  11. GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số, trong đó có các bài toán về:

1) Tìm số trung bình cộng.

2) Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.

3) Tìm phân số của một số.

4) Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.

5) Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó

  1. Môn: Đạo đức
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC:
  3. Quan hệ với bản thân

Biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến bản thân, tập thể.

– Trung thực trong học tập.

– Sử dụng tiết kiệm tiền của, thời giờ.

  1. Quan hệ với người khác

– Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

– Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

– Kính trọng, biết ơn người lao động.

– Lịch sự với mọi người.

  1. Quan hệ với công việc

– Biết vượt khó trong học tập.

– Yêu lao động, sẵn sàng tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi.

– Tích cực tham gia lao động làm sạch, đẹp trường, lớp.

  1. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

– Bảo vệ các công trình công cộng.

– Tham gia các hoạt động nhân đạo.

– Tôn trọng Luật Giao thông.

  1. Quan hệ với môi trường tự nhiên

Bảo vệ môi trường.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN
  3. Trung thực trong học tập

– Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

– Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập

– Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

– Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

– Biết quý trọng những bạn trung thực; không bao che cho những hành vi không trung thực.

  1. Biết bày tỏ ý kiến

– Biết được trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

– Biết thực hiện quyền bày tỏ ý kiến của mình trong gia đình, ở nhà trường; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

  1. Tiết kiệm tiền của

– Nêu được thế nào là tiết kiệm tiền của.

– Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

– Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,… trong cuộc sống hằng ngày và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

  1. Tiết kiệm thời giờ

– Biết thế nào là tiết kiệm thời giờ.

– Biết vì sao phải tiết kiệm thời giờ.

– Biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.

  1. QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
  2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

– Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.

– Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

  1. Biết ơn thầy giáo, cô giáo

– Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

– Nêu được những việc cần làm để thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

– Thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình bằng các việc làm cụ thể hằng ngày và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

  1. Kính trọng, biết ơn

– Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

– Biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn các thành quả lao động của họ.

  1. Lịch sự với mọi người

– Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

– Nêu được một số biểu hiện cụ thể của phép lịch sự.

– Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.

III. QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC

1.Vượt khó trong học tập

– Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao cần phải vượt khó trong học tập.

– Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

– Yêu mến, cảm phục và noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.

  1. Yêu lao động

– Bước đầu biết được ý nghĩa của lao động.

– Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

– Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

  1. QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI
  2. Giữ gìn các công trình công cộng

– Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

– Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

– Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.

  1. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo

– Cho được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

– Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

– Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

– Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

  1. Tôn trọng Luật Giao thông

– Biết được ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông.

– Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

– Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

  1. QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Bảo vệ môi trường

– Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

– Nêu được những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

– Biết tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

– Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường

  1. Môn: Khoa học
  2. NỘI DUNG

*Chủ đề: Con người và sức khỏe

  1. Trao đổi chất ở người

– Một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

– Vai trò của các cơ quan trong sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

  1. Nhu cầu dinh dưỡng

– Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể.

– Dinh dưỡng hợp lí.

– An toàn thực phẩm.

  1. Vệ sinh phòng bệnh

– Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

– Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.

  1. An toàn trong cuộc sống

– Phòng tránh đuối nước.

*Chủ đề: Vật chất và năng lượng

  1. Nước

– Tính chất.

– Vai trò.

– Sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

  1. Không khí

– Tính chất, thành phần

– Vai trò.

– Bảo vệ bầu không khí.

  1. Ánh sáng

– Vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng.

– Vật cho ánh sáng đi qua và vật cản sáng.

– Vai trò của ánh sáng. Sử dụng ánh sáng trong đời sống.

  1. Nhiệt

– Nhiệt độ, nhiệt kế.

– Nguồn nhiệt, vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.

– Vai trò của nhiệt. Sử dụng an toàn và tiết kiệm một số nguồn nhiệt trong sinh hoạt.

  1. Âm thanh

– Nguồn âm.

– Vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

– Một số biện pháp chống tiếng ồn.

*Chủ đề: Thực vật và động vật

  1. Trao đổi chất ở thực vật

– Nhu cầu không khi, nước, chất khoáng, ánh sáng, nhiệt.

– Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.

  1. Trao đổi chất ở động vật:

– Nhu cầu không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt.

– Sơ đồ trao đổi chất giữa động vật với môi trường.

  1. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

– Một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

– Vai trò của thực vật đối với đời sống trên Trái Đất.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Chủ đề: Con người và sức khỏe

  1. Trao đổi chất ở người

– Kiến thức

+ Nêu được những yếu tố cần cho sự sống của con người.

+ Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

– Kể được tên một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất. Biết được một số cơ quan ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết.

– Kĩ năng

Thể hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bằng sơ đồ đơn giản.

  1. Nhu cầu dinh dưỡng

– Kiến thức

+ Kể tên những thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.

+ Nêu được vai trò của chất đạm, chất bột đường, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể.

+ Nêu được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

+ Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.

+ Nêu được một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Kể tên một số cách bảo quản thức ăn.

– Kĩ năng

+ Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.

+ Quan sát bảng “Tháp dinh dưỡng cân đối cho một người trong một tháng” và nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.

+ Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.

  1. Vệ sinh phòng bệnh

– Kiến thức

+ Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng.

+ Kể tên, nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.

+ Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải kiêng.

– Kĩ năng

+ Thực hiện giữ vệ sinha ăn uống để phòng bệnh.

+ Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

+ Biết nói với cha, mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

+ Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

+ Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy.

  1. An toàn trong cuộc sống

– Kiến thức

+ Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

– Kĩ năng

+ Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

*Chủ đề: Vật chất và năng lượng

  1. Nước

– Kiến thức

+ Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng một số tính chất đó trong đời sống.

+ Nêu được nước tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí.

+ Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

+ Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

+ Nêu được một số cách làm sạch nước.

+ Nêu được một số nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

– Kĩ năng

+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.

+ Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước.

+ Thể hiện vòng tuần hoàn của nước tong tự nhiên bằng sơ đồ.

+ Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

  1. Không khí

– Kiến thức

+ Nêu được một số tính chất và thành phần của không khí.

+ Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

+ Nêu được vai trò và ứng dụng của không khí đối với đời sống và sự cháy.

+ Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chống.

+ Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch.

– Kĩ năng

+ Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

+ Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí.

+ Làm thi nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.

  1. Nhiệt

– Kiến thức

+ Nêu được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

+ Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.

+ Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.

+ Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

– Kĩ năng

+ Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

+ Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.

  1. Ánh sáng

– Kiến thức

+ Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.

+ Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

+ Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống.

+ Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

+ Nhận biết được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. Khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.

– Kĩ năng

+ Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.

+ Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.

  1. Âm thanh

– Kiến thức

+ Nhận biết âm thanh do vật rung động phát ra.

+ Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.

+ Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống.

+ Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn và các biện pháp chống tiếng ồn.

– Kĩ năng

+ Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

+ Biết cách phòng tiếng ồn trong cuộc sống.

*Chủ đề: Thực vật và động vật

  1. Trao đổi chất ở thực vật

– Kiến thức

+ Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật.

+ Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường.

– Kĩ năng

+ Thực hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

  1. Trao đổi chất ở động vật:

– Kiến thức

+ Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật.

+ Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường.

– Kĩ năng

+ Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.

  1. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên

– Kiến thức

+ Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

+ Nêu đươc vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.

– Kĩ năng: Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ

  1. Môn: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
  2. NỘI DUNG

*Phần Lịch sử

  1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

– Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

– Một số phong tục của người Việt cổ.

– Cuộc kháng chiến của An Dương Vương.

  1. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

– Đời sống nhân dân ta trong thời kỳ bị đô hộ.

– Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và người lãnh đạo: Hai Bà Trưng…; Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.

  1. Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)

– Ổn định đất nước, chống ngoại xâm, tuổi trẻ của Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân; Lê Hoàn lên ngôi vua; cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

  1. Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)

– Tên nước, kinh đô, Lý Thái Tổ.

– Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2; phòng tuyến sông Cầu (Như Nguyệt); Lý Thường Kiệt.

– Đời sống nhân dân; chùa, trường học (Văn Miếu).

  1. Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

– Tên nước, kinh đô, vua.

– Ba lần chiến thắng quân Mông-Nguyên xâm lược.

– Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần: việc đắp đê.

  1. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV)

– Chiến thắng Chi Lăng.

– Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

– Công cuộc xây dựng đất nước: Bộ luật Hồng Đức, nông nghiệp phát triển, các công trình sử học, văn học, giáo dục, thi cử (bia Tiến sĩ).

  1. Nước Đại Việt (thế kỉ XVI – XVIII)

+ Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (thế kỉ XVI – thế kỉ XVII)

– Chiến tranh Trịnh-Nguyễn.

– Tình hình Đàng Ngoài, Thăng Long, Phố Hiến.

– Tình hình Đàng Trong, Hội An, công cuộc khẩn hoang.

+ Thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

– Chống ngoại xâm: trận Đống Đa.

– Xây dựng đất nước: dùng chữ Nôm, chiếu Khuyến nông.

– Nguyễn Huệ – Anh hùng dân tộc.

  1. Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

– Nhà nguyễn được thành lập.

– Kinh thành Huế.

– Lịch sử địa phương

*Phần Địa lí:

  1. Bản đồ
  2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên).
  3. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên Hải Miền Trung).
  4. Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.
  5. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Phần Lịch sử

  1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

– Nắm được một sự kiện về nhà nước Vân Lang, kinh đô, thời gian tồn tại, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

– Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

  1. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

– Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

– Nêu đôi nét về đời sống cự nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

– Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) và trận Bạch Đằng (938).

– Ghi nhớ: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) mở đầu cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì đất nước độc lập.

  1. Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)

– Nắm được các sựu kiện năm 938 đến năm 1009, chú trọng hai sự kiện lớn: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.

– Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981).

– Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn.

  1. Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)

– Các sự kiện cần nắm: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.

– Những nét chính về phòng tuyến sông Như Nguyệt.

– Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạp Phật thời Lý (xây dựng nhiều chùa, vai trò của các nhà sư trong đời sống xã hội).

– Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

  1. Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

– Biết được sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

– Một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.

– Nêu một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên, thể hiện: quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần, tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

– Ghi nhớ một số sự kiện về sự suy yếu nhà Trần: vua quan ăn chơi sa đọa, nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh; hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ.

  1. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỉ XV)

– Nắm sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn và nhà Hậu Lê được thành lập.

– Sự phát triển của giáo dục, văn học và khoa học thời Hậu Lê.

– Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh trong công cuộc dựng nước và giữ nước dưới thời Hậu Lê.

  1. Nước Đại Việt (thế kỉ XVI – XVIII)

– Một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.

– Sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong.

– Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở các thế kỉ này để thấy rằng thương nghiệp ở thời kì này phát triển.

– Đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786).

– Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu như: Ngọc Hồi, Đống Đa.

– Nêu công lao của Nguyễn Huệ (Quang Trung).

  1. Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

– Nhà Nguyễn được thành lập, Kinh đô Huế.

– Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị.

– Mô tả đôi nét về kinh thành Huế.

  1. Tổng kết

– Lập bảng tóm tắt sự kiện tiêu biểu để nhớ các thời kỳ lịch sử của dân tộc ta từ triều Lý đến buổi đầu nhà Nguyễn.

– Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu nhà Nguyễn: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, LÝ Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Quang Trung.

*Phần Địa lí

  1. Bản đồ

– Kiến thức

+ Nêu được định nghĩa đơn giản về biểu đồ.

+ Biết một số yếu tố của bản đồ.

+ Nêu được trình tự các bước sử dụng bản đồ ở mức độ đơn giản.

– Kĩ năng: Đọc bản đồ ở mức độ đơn giản.

  1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên).
  2. a) Thiên nhiên:

– Kiến thức

+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Mô tả sơ lược được sông ở vùng núi, rừng rậm nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô.

+ Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất, sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

– Kĩ năng

+ Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

+ Sử dụng được bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản.

+ Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên một số con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên.

  1. b) Dân cư

– Kiến thức

+ Nhớ được tên một số dân tộc ít người.

+ Biết được ở miền núi dân cư thưa thớt.

+ Mô tả sơ lược về nhà sàn, trang phục của một số dân tộc ít người.

– Kĩ năng: Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc.

  1. c) Hoạt động sản xuất:

– Kiến thức

+ Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Nhận biết được khó khăn của giao thông ở miền núi.

– Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bảng số liệu để nhận biết một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân.

  1. d) Thành phố:

– Kiến thức

+ Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt.

– Kĩ năng: Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).

  1. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên Hải Miền Trung).
  2. a) Thiên nhiên

– Kiến thức

+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu, dất đai, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Mô tả sơ lược về đồng bằng.

– Kĩ năng: Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, dải đồng bằng Duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ).

+ Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ).

+ Nhận xét ở mức độ đơn giản bằng số liệu nhiệt độ của Hà Nội.

  1. b) Dân cư:

– Kiến thức

+ Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng.

+ Biết đồng bằng là nơi dân cư đông đúc.

+ Mô tả sơ lược nhà ở, trang phục của một số dân tộc.

– Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh để mô tả nhà ở và trang phục của một số dân tộc.

  1. c) Hoạt động sản xuất

– Kiến thức

+ Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

– Kĩ năng

+ Sử dụng tranh, ảnh, bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân.

+ Chỉ được một số tuyến đường giao thông chính của vùng trên bản đồ treo tường.

  1. d) Thành phố

– Kiến thức

+ Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.

– Kĩ năng: Chỉ được Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).

  1. Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.

– Kiến thức

+ Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta.

+ Kể được tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.

– Kĩ năng: Nhận biết được vị trí của Biển Đông, các vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ)

——————————————————————————-

 

  1. Môn: Thể dục
  2. Nội dung

1/Đội hình đội ngũ.

2/Bài thể dục phát triển chung

3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.

4/Môn tự chọn

5/Trò chơi vận động.

  1. Yêu cầu cần đạt

1/Đội hình đội ngũ:

Kiến thức:

Biết các khẩu lệnh và cách thực hiện các bài tập đội hình đội ngũ.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng: Đi đều – đứng lại.

– Thực hiện được: Quay sau. Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.

– Vận dụng vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.

2/Bài thể dục phát triển chung

Kiến thức

Biết tên và cách thực hiện bài thể dục phát triển chung 8 động tác: vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng cả bài.

– Vận dụng để tập hằng ngày.

3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.

Kiến thức

Biết cách thực hiện các bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.

Kĩ năng

Thực hiện cơ bản đúng các bài tập: Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm; Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau; Bật xa; Phối hợp chạy – nhảy – mang vác.

– Vận dụng để tự tập.

4/Môn thể thao tự chọn

Kiến thức

Biết cách thực hiện: Tâng cầu; Chuyền cầu; Chuyền cầu theo nhóm.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng những bài tập trên.

– Vận dụng để tự tập hằng ngày.

5/Trò chơi vận động.

Kiến thức

Biết tên và cách chơi các trò chơi vận động: Nhảy lướt sóng; Chạy theo hình tam giác; Thăng bằng; Lăn bóng; Đi qua cầu; Con sâu đo; Kiệu người; Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ; Trao tín gậy; Dẫn bóng.

Kĩ năng

– Thực hiện được các trò chơi trên.

– Tham gia chơi tương đối chủ động một số trò chơi đã học ở các lớp 1, 2, 3.

– Vận dụng để vui chơi, tự tập hằng ngày.

  1. Môn: Âm nhạc

A.Nội dung

  Hát

– Học 10 bài hát, âm vực trong phạm vi quãng 10 (có thể có bài đến quãng 11) . Các bài hát có nội dung phù hợp với độ tuổi lớp 4, trong đó chọn 1 – 2 bài dân ca Việt Nam, 1 – 2 bài hát nước ngoài.

– Tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, rõ ràng. Tập giữ hơi để hát những câu hát dài liền mạch. Tập hát đúng những tiếng có luyến 2-3 âm

– Tập hát diễn cảm đúng với tốc độ, sắc thái của bài hát.

    Phát triển khả năng âm nhạc

– Giới thiệu và nghe một số bài gồm: dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc nhạc không lời.

– Giới thiệu và nghe âm sắc một vài nhạc cụ dân tộc: nhị, tam, tứ, tì bà.

– Nghe kể 2-3 câu chuyện về âm nhạc.

   Lí thuyết âm nhạc

– Khuông nhạc, khoá Son, dòng kẻ phụ, nốt nhạc.

– Các hình nốt: tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép và các dấu lặng.

– 7 bậc cơ bản và vị trí trên khuông.

   Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
– Tác giả và tác phẩm: Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc thiếu nhi.
– Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca
B.Yêu cầu cần đạt

   Học hát

– Hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời, hòa giọng. Tập hát diễn cảm.

– Thuộc giai điệu và lời ca, biết nội dung bài hát và tên tác giả.

– Biết kết hợp hát với gõ đệm, vận động phụ họa hoặc trò chơi âm nhạc.

   Phát triển khả năng âm nhạc:
– Có thái độ chăm chú và hào hứng nghe nhạc.
– Biết kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
– Biết hình dáng và được nghe âm sắc của nhị, tam, tứ, tì bà.
   Tập đọc nhạc:
– Biết đọc thang 5 âm: Đô-Rê-Mi-Son-La và thang 7 âm: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si.

– Đọc đúng cao độ, trường độ các bài tập đọc nhạc và biết ghép lời.

  1. Môn: Mĩ thuật
  2. NỘI DUNG
  3. Vẽ theo mẫu

– Nhận xét hình dáng, kích thước của vật mẫu.

– Vẽ mẫu có hình dáng đơn giản.

  1. Vẽ trang trí

– Nhận biết thêm về màu sắc.

– Tập trang trí hình cơ bản và một số bài trang trí ứng dụng.

– Làm quen với chữ nét đều.

  1. Vẽ tranh

– Tập nhận xét về đề tài.

– Làm quen với tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật,…

  1. Thường thức mĩ thuật

– Bước đầu tập nhận xét về nội dung tranh qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.

– Xem tranh của thiếu nhi (một số tác phẩm tiêu biểu).

  1. Tập nặn tạo dáng

– Tập nặn theo mẫu.

– Tập nặn tạo dáng tự do.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
1. Vẽ theo mẫu
Mẫu

– Hình khối có cấu trúc tương đối phức tạp, thêm chi tiết (hoa lá, quả, cây, bình đựng nước, hộp, …)

– Hai đồ vật quen thuộc, cấu trúc đơn giản (cái cốc và cái bát, hoa và quả cái xô và hộp,…)

Kiến thức

– Tập quan sát, nhận biết về hình dáng, kích thước đậm nhạt, bước đầu cảm thụ vẻ đẹp của mẫu.

Kĩ năng

– Phân biệt được kích thước, tỉ lệ, tìm ra đặc điểm của mẫu.

 

 

Cách vẽ

– Bố cục

– Nét

– Hình

– Đậm nhạt

– Màu sắc

Kiến thức

– Nhận biết đặc điểm của mẫu.

– Biết vẽ hình phù hợp với khổ giấy.

Kĩ năng

– Vẽ được hình phù hợp với khổ giấy, có trước, có sau.

– Nét mạnh dạn, có đậm, có nhạt.

– Hình vẽ có đặc điểm của mẫu (hình dáng, tỉ lệ).

– Bước đầu phân biệt được độ đậm nhạt, đen trắng, màu sắc.

 

 

2. Vẽ trang trí
Kẻ chữ

Kẻ chữ nét đều

Kiến thức

– Biết được đặc điểm kiểu chữ in hoa nét đều.

– Biết cách kẻ chữ (tìm chiều cao, chiều ngang và bề dày của nét chữ).

Kĩ năng

– Kẻ được chữ nét đều (có bề dày nét bằng nhau).

 

 

Màu sắc

Họa tiết

– Vẽ họa tiết dân tộc

– Tập vẽ đơn giản hoa lá

Thực hành

– Trang trí cơ bản

– Trang trí ứng dụng

Kiến thức

– Biết thêm một số màu và tìm màu vẽ theo ý thích…

– Nhận biết một số họa tiết dân tộc, một số họa tiết hoa lá là hình được đơn giản hóa từ thực tế.

Kĩ năng

– Trang trí đơn giản trong khuôn khổ các hình cơ bản (hình vuông, hình tròn,…).

– Trang trí được một số đồ vật thông dụng.

 

 

3. Vẽ tranh
– Đề tài

+ Bố cục tranh

+ Hình mảng, đường nét

+ Màu sắc

– Thực hành

Kiến thức

– Biết nhận xét và tìm nội dung đề tài.

– Các trạng thái tĩnh và động của người và vật trong sự sắp xếp trong tranh.

Kĩ năng

– Sắp xếp các hình ảnh phù hợp với đề tài.

– Vẽ được hình có dáng động, tĩnh và có thêm chi tiết.

– Vẽ màu có đậm nhạt và thể hiện rõ nội dung tranh.

 

 

4. Thường thức mĩ thuật
Giới thiệu tác phẩm mĩ thuật

Tìm hiểu về tranh dân gian

Kiến thức

– Làm quen với khái niệm tác phẩm mĩ thuật.

– Biết thêm được một số tác phẩm và tác giả.

– Biết một số chất liệu tranh.

– Làm quen với tranh dân gian.

Kĩ năng

– Nêu được nội dung tranh qua cách bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu.

– Nhớ tên một số tác phẩm, tác giả.

 

 

5. Tập nặn tạo dáng
Nặn, tạo dáng

– Dáng người

– Con vật, đồ vật quen thuộc

Kiến thức

– Nhận biết được hình dáng, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của đối tượng.

Kĩ năng

– Nặn, tạo dáng có đặc điểm của đối tượng.

– Vận dụng các đồ vật có sẵn để tạo dáng theo đề tài.

 

 

 

  1. Môn: Kĩ thuật
  2. NỘI DUNG
  3. Cắt, khâu
  4. Thêu
  5. Trồng rau, hoa
  6. Lắp ghép mô hình cơ khí
  7. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  8. Cắt khâu

Kiến thức

– Biết được đặc điểm, cách sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu đơn giản, thông thường.

– Biết cách cắt vải và quy trình khâu một số mũi khâu thông thường.

Kĩ năng

– Sử dụng được dụng cụ và vật liệu cắt, khâu.

– Khâu được một số mũi khâu thông thường và đồ vật đơn giản.

Thái độ

Có tính kiên trì, cẩn thận và ý thức tự phục vụ.

  1. Thêu

Kiến thức

– Biết được cách thêu một số mũi thêu đơn giản.

– Biết cách sử dụng dụng cụ, khung thêu cầm tay và sang mẫu thêu đơn giản.

Kĩ năng

– Thêu được một số mũi thêu đơn giản.

– Sang được mẫu thêu và sử dụng được khung thêu cầm tay để thêu mẫu thêu đơn giản.

Thái độ

Có tính kiên trì, cẩn thận.

  1. Trồng rau, hoa

Kiến thức

– Biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.

– Biết được tác dụng của việc thử độ nảy mầm của hạt và một số khâu trong quy trình trồng rau, hoa.

Kĩ năng

– Thử được độ nảy mầm của hạt.

– Sử dụng được một số dụng cụ trồng rau, hoa đơn giản.

– Thực hiện được một số khâu trong quy trình gieo trồng rau, hoa.

Thái độ

Yêu thích công việc trồng rau, hoa.

  1. Lắp ghép mô hình cơ khí

Kiến thức

– Biết được đặc điểm, cách sử dụng các dụng cụ và chi tiết của bộ lắp ghép.

– Biết được quy trình lắp ghép một số mô hình cơ khí đơn giản.

Kĩ năng

– Sử dụng được các dụng cụ và chi tiết của bộ lắp ghép mô hình cơ khí.

– Lắp ghép được một số mô hình cơ khí đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

Thái độ

Làm việc kiên trì, theo quy trình và đảm bảo an toàn.

  1. Môn: Tiếng Anh
  2. Nội dung:

Hoàn thành các chủ đề, chủ điểm môn học cấp học:

+ Em và những người bạn của em

+ Em và trường học của em

+ Em và gia đình em

+ Em và thế giới quanh em

  1. Yêu cầu đạt được:
  2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung:

Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

  1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:

– Nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản trong lớp học.

– Nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản được truyền đạt chậm và rõ ràng.

– Nghe và trả lời các câu hỏi rất đơn giản về các chủ đề quen thuộc.

– Nghe hiểu các đoạn hội thoại ngắn, rất đơn giản khoảng 35 – 40 từ về các chủ đề quen thuộc.

– Nói các cụm từ và các câu đơn giản; Các chỉ dẫn và đề nghị ngắn gọn, đơn giản.

– Hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản về chủ đề trong nội dung Chương trình.

– Nói về một số chủ đề quen thuộc, sử dụng các từ và cụm từ đơn giản (có sự trợ giúp).

– Đọc các câu ngắn và đơn giản.

– Đọc hiểu các câu ngắn, đơn giản về chủ đề quen thuộc.

– Đọc hiểu các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 45 – 55 từ về các chủ đề trong Chương trình.

– Viết các câu trả lời rất đơn giản.

– Điền thông tin vào các mẫu đơn giản (thời  khoá biểu, thiếp sinh nhật, nhãn vở,.

– Viết các văn bản ngắn, rất đơn giản khoảng 20 – 30 từ (có gợi ý) về các chủ đề quen thuộc.

  1. Môn: Tin học
  2. Nội dung:

Sách Tin học 3 dạy 5 chủ đề.

– Chủ đề 1 làm quen với máy tính.

– 4 chủ đề tiếp theo hướng dẫn cách sử dụng và thao tác trên máy tính.

– Kiểm tra và kiểm tra cuối kỳ I, II.

  1. Yêu cầu cần đạt:

– Học sinh làm quen với Tin học, mở máy và tắt máy bảo đảm độ bền cho máy tính, thông qua tranh ảnh và biết một số thiết bị thông dụng sử dụng trên máy tính bàn, sử dụng bàn phím có các chữ cái được tô màu tùy theo hàng phím đã học trong sách giáo khoa phù hợp thông qua kỹ năng đánh máy chậm, từ từ nhanh dần.

– Mục tiêu của lớp 4 ưu tiên phát triển hai kĩ năng Bật/tắt máy tính và sử dụng các phần mềm đơn giản, sử dụng bàn phím được, tập đánh máy các đoạn văn bản và gõ dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.

– Thao tác đánh máy với các ngón tay tương ứng với các phím chỉ định theo màu và gõ đoạn thơ đơn giản có dấu đối với học sinh lớp 4.

 


 

PHẦN II: KẾ HOẠCH DẠY HỌC

  1. Môn học Tiếng Việt

 

Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

(Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…)

Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt/ Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

Chủ đề: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng các từ khó trong bài như: chùn chùn, vặt chân, vặt cánh, khỏe, mai phục; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

– Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Men có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

– Phát hiện những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết Không hỏi ý 2 câu hỏi 4 Theo CV 5842/BGD
Chính tả Dế Mèn bênh vực kẻ yếu     – Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

– Viết đúng các từ: cỏ xước, chợt nghe, Nhà Trò, gục đầu, đá cuội, yếu ớt, chẳng, ngắn chùn chùn,…

– Làm đúng bài tập 2b. 3b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Cấu tạo của tiếng – Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm, đầu, vần, thanh).

– Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1 vào bảng mẫu (mục III).

– Khuyến khích học sinh giải được câu đố ở bài tập 2 (mục III).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể – Nghe – kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể).

– Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.

4/ 1 tiết
Tập đọc Mẹ ốm – Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng các từ khó trong bài như: Truyện Kiều, ruộng vườn, sớm trưa, đau buốt, nóng ran, trái chín, sương; bước đầu biết đọc diển cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

– Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ cới người mẹ bị ốm.

(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ; thuộc ít nhất 1 khổ trong bài thơ).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Thế nào là kể chuyện? – Hiểu được những đặc điểm của bài văn kể chuyện. (ND ghi nhớ)

– Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên một điều có ý nghĩa (mục III).

6/ 1 tiết
 

Luyện từ và câu

Luyện tập về cấu tạo của tiếng – Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.

– Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2, bài tập 3.

– Khuyến khích học sinh nhaän biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải thích được câu đố ở (BT5).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Nhân vật trong truyện – Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ).

– Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).

– Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).

8/ 1 tiết
2 Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó: sừng sững, chóp bu, chúa trùm, nặc nô, quay phắt, phanh phách, cuống cuồng.

– Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

– Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

– Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

– Khuyến khích học sinh choïn ñuùng danh hieäu hieäp só vaø giaûi thích ñöôïc lí do vì sao löïa choïn (CH4).

1/ 1 tiết
Chính tả Mười năm cõng bạn đi học – Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

– Viết đúng các từ: Sinh, quản, 4 ki-lô-mét, khúc khuỷ, gập ghềnh.

– Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết – Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán – Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).

– Khuyến khích học sinh nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ ở bài tập 4.

3/ 1 tiết Không làm bài tập 4 Theo CV 5842/BGD
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc –  Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.

– Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

4/ 1 tiết
Tập đọc Truyện cổ nước mình – Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó: tuyệt vời, sâu xa, độ trì, cuộc sống, vàng, trắng, rặng dừa, nghiêng soi, chân trời.

– Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.

– Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.

– Trả lời các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối.

 

5/ 1 tiết
Tập làm văn Kể lại hành động của nhân vật – Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tích cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ).

– Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng  nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để hình thành câu chuyện.

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Dấu hai chấm – Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ).

– Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.

7/ 1 tiết
Tập làm văn Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện – Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).

– Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại một đoạn của câu chuyện Nàng tiên Ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).

8/ 1 tiết
3 Tập đọc Thư thăm bạn – Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

– Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

 

1/ 1 tiết
Chính tả Cháu nghe câu chuyện của bà – Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng qui định, trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài. 2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Từ đơn, từ phức – Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).

– Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với Từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nhge, đã đọc – Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhậu hậu (theo gợi ý SGK).

– Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.

– Khuyến khích học kể chuyện ngoài SGK.

4/ 1 tiết
Tập đọc Người ăn xin – Đọc rành mạch, trôi chảy. Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trang của nhân vật trong câu chuyện.

– Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm thương xót nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ (trả lời được câu hỏi 2, 3.)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật – Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).

– Bước đầu biết kể lại bằng lời, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo cách trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III)

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết – Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán – Việt thông dụng) về chủ điểm “Nhân hậu – Đoàn kết” (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Viết thư –  Nắm chắc mục tiêu của viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ).

– Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).

8/ 1 tiết
Chủ để : MĂNG MỌC THẲNG
4 Tập đọc Một người chính trực – Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

– Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Truyện cổ nước mình – Nhớ viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.

–  Khuyến khích học sinh viết 14 dòng thơ. Làm đúng bài tập 2b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Từ ghép, từ láy – Nhận biết được 2 cách chính cấu tạo từ phức tiếng việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).

– Bước đầu phân biệt được từ láy với từ ghép đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Một nhà thơ chân chính – Nghe – kể lại đươc từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).

– Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.

4/ 1 tiết
Tập đọc Tre Việt Nam – Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.

– Hiểu nội dung: Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Cốt truyện – Hiểu thế nào là cốt truyện: có 3 phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ).

– Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).

 

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập về từ ghép và từ láy – Qua luyện tập, bước đầu nắm được 2 loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.

– Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.

7/ 1 tiết Bài tập 2 chỉ yêu cầu tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có nghĩa phân loại Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn Luyện tập xây dựng cốt truyện – Dựa vào gợi ý nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. 8/ 1 tiết
5 Tập đọc Những hạt thóc giống – Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.

– Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

– Khuyến khích học sinh trả lời được câu hỏi 4 (SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Những hạt thóc giống – Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.

– Làm đúng bài tập 2b.

– Khuyến khích học sinh tự giải được câu đố ở bài tập 3.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Trung thực – Tự trọng –  Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, từ ngữ từ Hán – Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với từ tìm được (BT1, BT2), nắm được nghĩa từ tự trọng (BT3). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.

– Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Gà Trống và Cáo – Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, ví dỏm.

– Hiểu ý nghĩa: Khuyên con ngưởi hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chứ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. (trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng)

* Lồng ghép : Giáo dục học sinh phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh nguy hiểm.

5/ 1 tiết
Tập làm văn Viết thư (Kiểm tra viết) – Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Danh từ

 

– Hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị).

– Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu (BT mục III).

 

7/ 1 tiết – Không học danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

– Chỉ làm bài tập 1, 2 ở phần Nhận xét nhưng giảm bớt yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm, chỉ đơn vị.

Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện – Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ).

– Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

8/ 1 tiết
6 Tập đọc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca – Đọc rành mạch, trôi chảy, đọc đúng các từ khó: hoảng hốt. òa khóc, cứu nổi, vun trồng.

– Biết đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

– Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghêm khắc với lỗi lầm của bản thân (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Người viết truyện thật thà – Nghe – viết đúng và trình bảy bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

– Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3 (a).

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Danh từ chung và danh từ riêng – Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).

– Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng, dựa trên dấu hiệu về 1y nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III).

– Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.

– Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Chị em tôi –   Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.

–   Hiểu ý nghĩa: Khuyên học sinh không nói dối, vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Trả bài văn viết thư – Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư(đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Trung thực – Tự trọng – Biết thêm được nghĩa của một số từ ngữ về Trung thực – Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện – Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).

– Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2).

8/ 1 tiết
  Chủ để : TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
7 Tập đọc Trung thu độc lập – Bước đầu đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

– Hiểu nội dung: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Lồng ghép: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên nhi đồng.

1/ 1 tiết
Chính tả Gà Trống và Cáo         – Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các   các dòng thơ lục bát.

– Làm đúng BT 2 a và BT 3a SGK.

 

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam – Nắm được qquy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Lời ước dưới trăng –   Nghe- kể lại được toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể).

–   Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

4/ 1 tiết
Tập đọc Ở Vương quốc Tương Lai – Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.

– Hiểu nội dung: Ưo71c mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

5/ 1 tiết Không hỏi câu hỏi 3, câu hỏi 4 Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện – Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn văn (đã cho sẵn cốt truyện). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập viêt tên người, tên địa lí Việt Nam .      – Vận dụng được những hiểu biết vể qu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên

riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện – Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. 8/ 1 tiết
 

 

 

 

8

Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ –   Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

–   Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

1/ 1 tiết
Chính tả Trung thu độc lập –   Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.

–    Làm đúng  BT 2a và BT 3a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài –   Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND ghi nhớ).

–   Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc –   Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói vể một ước mơ đẹp hoặc một ước ơ viễn vông, phi lí.

–   Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh –   Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).

–   Hiều nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện – Viết được câu ở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7) – (BT1); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3). 6/ 1 tiết Không làm bài tập 1, 2. Theo CV 5842/BGD
Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép –   Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).

–    Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện –   Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7) – BT1.

–   Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2. BT3).

8/ 1 tiết
 

 

 

9

Tập đọc Thưa chuyện với mẹ –   Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đối thoại.

–   Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Thợ rèn –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.

–   Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Ước mơ Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a, c). 3/ 1 tiết Không làm bài tập 5 Theo CV 5842/BGD
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia –   Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.

–   Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Điều ước của vua Mi-đát –   Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát. Lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).

–   Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. 6/ 1 tiết Không dạy (Ôn tập lại kiến thức đã học) Theo CV 5842/BGD
Luyện từ và câu Động từ –   Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).

–   Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân –   Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.

–   Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.

8/ 1 tiết
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
 

 

 

10

Tập đọc Tiết1 –   Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

–   Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

1/ 1 tiết
Chính tả Tiết 2 –   Nghe – viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.

–   Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 3 –   Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

–   Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

3/ 1 tiết
Kể chuyện Tiết 4 –   Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).

–   Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

4/ 1 tiết
Tập đọc Tiết 5 Mức độ yêu cầu về khĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. 5/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 6 Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 7 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở Tiết 1, Ôn tập). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 8 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:

–   Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).

–   Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.

8/ 1 tiết
Chủ đề : CÓ CHÍ THÌ NÊN
 

 

 

11

Tập đọc Ông Trạng thả diều –   Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

–   Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trang nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả: Nhớ-viết Nếu chúng mình có phép lạ –   Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.

–   Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được bài tập 2b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập về động từ –   Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).

–   Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành (1, 2, 3) trong SGK.

3/ 1 tiết Không làm bài tập 1 Theo CV 5842/BGD
Kể chuyện Bàn chân kì diệu –   Nghe, quan sát tranh để kể lại từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (do GV kể).

–   Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Có chí thì nên –   Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

–   Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nãn lòng khi gặp khó khãn (trả lời ðýợc các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập trao đổ ý kiến với người thân –   Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK.

–   Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tính từ –   Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động  trạng thái,…(ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Mở bài trong bài văn kể chuyện –   Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, muc III).

8/ 1 tiết Không hỏi câu 3 trong phần Luyện tập Theo CV 5842/BGD
 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi –   Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

–   Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời ðýợc các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Người chiến sĩ giàu nghị lực –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

–   Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Ý chí – Nghị lực Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc –   Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

–   Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Vẽ trứng –   Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).

–   Hiểu nội dung:  Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Kết bài trong bài văn kể chuyện –   Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).

–   Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tính từ (tt) –   Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Kể chuyện –   Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).

–   Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).

8/ 1 tiết
 

 

 

 

13

Tập đọc Người tìm đường lên các vì sao – Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

– Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Người tìm đường lên các vì sao –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

– Làm đúng bài tập 2a và bài tập 3a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Ý chí – Nghị lực – Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia –   Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần vượt khó.

–   Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.

4/ 1 tiết Không dạy (Ôn lại tiết kể chuyện ở tuần 12) Theo CV 5842/BGD
Tập đọc Văn hay chữ tốt –   Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

–   Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Trả bài văn kể chuyện Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu hỏi và dấu chấm hỏi –   Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ).

–   Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo một nội dung, yêu cầu cho trước (BT2, BT3).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Ôn tập văn kể chuyện – Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. 8/ 1 tiết
Chủ đề : TIẾNG SÁO DIỀU
 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Chú Đất Nung –   Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

–   Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Chiếc áo búp bê –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn ngắn.

– Làm đúng bài tập 2a và bài tập 3a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập về câu hỏi – Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy (BT2, BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5). 3/ 1 tiết Không làm bài tập 2 Theo CV 5842/BGD
Kể chuyện Búp bê của ai ? –   Dựa theo lời kể cũa GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước (BT3).

–   Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.

4/ 1 tiết Không hỏi câu hỏi 3 Theo CV 5842/BGD
Tập đọc Chú Đất Nung (tt) –   Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

–   Hiểu nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Thế nào là miêu tả ? –   Hiểu được thế nào là miêu tả (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu văn miêu tả trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác –   Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật –   Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự, miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ).

–   Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).

8/ 1 tiết
 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Cánh diều tuổi thơ –   Biết đọc với giọng hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

–   Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Cánh diều tuổi thơ –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày ðúng ðoạn vãn.

– Làm đúng bài tập 2a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT: Đồ chơi – Trò chơi – Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

4/ 1 tiết
Tập đọc Tuổi Ngựa -Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.

– Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật –   Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài vãn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).

– Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi –   Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình với người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Quan sát đồ vật –   Biết quan sát đồ vật theo một trình độ hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND ghi nhớ).

–   Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).

8/ 1 tiết
 

 

 

16

Tập đọc Kéo co –   Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

–   Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ hìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Kéo co –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

– Làm đúng bài tập 2a.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu MRVT : Đồ chơi – Trò chơi – Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia –   Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.

–   Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.

4/ 1 tiết
Tập đọc Trong quán ăn “Ba cá bống” –   Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-ia, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

–   Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu kể –   Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 8/ 1 tiết
 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Rất nhiều mặt trăng – Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. 1/ 1 tiết
Chính tả Mùa đông trên rẻo cao –   Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hính thức bài văn xuôi.

– Làm đúng bài tập 2b và bài tập 3.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu kể Ai làm gì ? –   Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?(ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2 mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3 mục III).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Một phát minh nho nhỏ –   Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.

–    Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Rất nhiều mặt trăng (tt) –   Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

–   Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật –   Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND ghi nhớ).

–   Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? –   Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND ghi nhớ).

–   Bhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật –   Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc căp sách (BT2, BT3). 8/ 1 tiết
ÔN TẬP CUỐI KÌ I
 

 

 

 

18

Tập đọc Tiết1 – Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

–   Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

1/ 1 tiết
Chính tả Tiết 2 –   Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

–   Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 3 –  Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Tiết 4 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

 

– Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).

4/ 1 tiết
Tập đọc Tiết 5 –   Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

–   Nhận biêt được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 6 –   Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

–   Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 7 – Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm ta môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD&ĐT – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 8 – Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, KHI. 8/ 1 tiết
Chủ đề: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐÁT
 

 

 

19

Tập đọc Bốn anh tài – Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

– Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – Viết: Kim tự tháp Ai Cập Phân biệt s/x, iêt/iêc – Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. – Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2). 2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? – Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ). – Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần – Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).

– Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người – Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

– Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật – Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

– Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Tài năng Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật – Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

– Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).

8/ 1 tiết
 

 

 

 

20

Tập đọc Bốn anh tài (tiếp theo) – Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

– Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp Phân biệt tr/ch, uôt/ uôc – Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. – Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn. 2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? – Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).

-Viết được đoạn văn có có dùng kiểu câu kể – Ai làm gì? (BT3)

– Khuyến khích HS viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2;3 câu kể – Ai làm gì? (BT3)

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

4/ 1 tiết
Tập đọc Trống đồng Đông Sơn – Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

– Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết) Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4) 7/ 1 tiết
Tập làm văn  Luyện tập giới thiệu địa phương – Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1).

– Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).

8/ 1 tiết
 

 

 

 

21

Tập đọc Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa – Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
– Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
1/ 1 tiết
Chính tả Nhớ – viết: Chuyện cổ tích về loài người. Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã –  Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
– Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu kể Ai thế nào ? – Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
– Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III);-Khuyến khích HS viết đoạn văn có dùng 2,3 câu kể Ai thế nào? (BT2)
3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
– Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
4/ 1 tiết
Tập đọc Bè xuôi sông La – Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
– Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một đoạn thơ trong bài).
5/ 1 tiết
Tập làm văn Trả bài văn miêu tả đồ vật Biết rút kinh nghiệm về vài TLV tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

– Khuyến khích HS biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? – Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
– Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III)- Khuyến khích HS đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào ?  tả cây hoa yêu thích (BT2 mục III )
7/ 1 tiết
Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối – Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
– Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ư tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
8/ 1 tiết
Chủ đề: VẺ ĐẸP MUÔN MÀU
 

 

 

 

22

 

 

 

Tập đọc Sầu riêng – Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

– Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Sầu riêng. Phân biệt l/n, ut/uc – Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.

– Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc BT (2) a/b, BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? – Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III);

– Khuyến khích HS viết được đoạn văn có 5 câu, trong đó có 2- 3 câu kể Ai thế nào? (BT2).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Con vịt xấu xí – Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

– Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

4/ 1 tiết
Tập đọc Chợ Tết – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

– Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập quan sát cây cối – Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).

– Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2). 8/ 1 tiết
 

 

 

 

 

23

 

 

Tập đọc Hoa học trò – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

– Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nhớ – viết: Chợ Tết  

Phân biệt s/x, ưt/ưc

– Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.

– Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Dấu gạch ngang – Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III);

viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại của và đánh dấu phần chú thích(BT2), đúng yêu cầu của BT2 (mục III )

– Khuyến khích HS viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT2 (mục III )

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

4/ 1 tiết
Tập đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.

– Hiểu ND: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).

– Khuyến khích HS nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.

7/ 1 tiết
Tập làm văn  Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối – Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).

8/ 1 tiết
 

 

 

 

 

24

Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn – Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.

– Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – Viết: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

 Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

– Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài CT văn xuôi. – Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV chọn.

– Khuyến khích HS làm được BT3 (đoán chữ).

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu  Câu kể Ai là gì ? – Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).

-Khuyến khích HS viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.

– Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Đoàn thuyền đánh cá – Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.

– Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ yêu thích).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hàon chỉnh (BT2). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? – Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? bằng cách ghép 2 bộ phận câu (BT1, BT2, mục III); biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III).

7/ 1 tiết
Tập làm văn  Tóm tắt tin tức 8/ 1 tiết Không dạy Theo CV 5842/BGD
Chủ đề: NHỮNG NGƯỜI QUẢ CẢM
 

 

 

 

25

Tập đọc Khuất phục tên cướp biển – Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

– Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Khuất phục tên cướp biển.

 Phân biệt r/d/gi, ên/ênh

– Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích. – Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV chọn. 2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? – Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

– Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Những chú bé không chết – Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2). – Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung. 4/ 1 tiết
Tập đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.

– Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc 1, 2 khổ thơ)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập tóm tắt tin tức 6/ 1 tiết Không dạy Theo CV 5842/BGD
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập Xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gáin tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. 8/ 1 tiết
 

 

 

 

26

Tập đọc Thắng biển – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

– Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK).

– Khuyến khích HS trả lởi được CH1 (SGK)

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Thắng biển

Phân biệt l/n, in/inh

– Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Luyện tập về câu kể Ai là gì ? Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được (BT2); viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? (BT3).

– Khuyến khích học sinh viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo yêu cầu của bài tập 3.

3/ 1 tiết
Kể chuyện  Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).

– Khuyến khích HS kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa.

4/ 1 tiết
Tập đọc Ga-vrốt ngoài chiến luỹ – Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.

– Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả cây cối – Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.

– Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối đã xác định.

8/ 1 tiết
 

 

 

 

 

27

Tập đọc Dù sao trái đất vẫn quay ! – Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

– Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nhớ – Viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã – Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu khiến – Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ). – Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

– Khuyến khích HS tìm thêm  được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III) đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau ( BT3)

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 4/ 1 tiết Không dạy Theo CV 5842/BGD
Tập đọc Con s – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

– Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết) Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Cách đặt câu khiến – Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).

– Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

– Khuyến khích HS nêu  được tình huống có thể dùng câu khiến  (BT4)

7/ 1 tiết
Tập làm văn Trả bài văn miêu tả cây cối Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

– Khuyến khích HS biết nhận xét và sưa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.

8/ 1 tiết
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
 

 

 

28

Tập đọc Tiết1 – Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. – – Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

– Khuyến khích HS đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ phút)

1/ 1 tiết
Chính tả Tiết 2 – Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.

– Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.

– Khuyến khích HS viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ đọc trên 85 tiếng/ 15 phút); hiểu nội dung bài.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 3 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.

3/ 1 tiết
Kể chuyện Tiết 4 Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2); biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3). 4/ 1 tiết
Tập đọc Tiết 5 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.

5/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 6 – Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? (BT1).

– Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3)

– Khuyến khích HS viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể được học (BT3)

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 7 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở Tiết 1, Ôn tập). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 8 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:

– Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).

– Viết được bài văn tả đồ vật (hoặc tả cây cối) đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ nội dung miêu tả; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.

8/ 1 tiết
Chủ đề: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
 

 

 

 

29

Tập đọc Đường đi Sa Pa – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

– Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài)

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – Viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4… ? Phân biệt tr/ch, êt/êch – Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.

– Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT) hoặc BT CT phương ngữ (2) a/b.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4. 3/ 1 tiết
Kể chuyện Đôi Cánh của Ngựa Trắng – Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).

– Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2).

4/ 1 tiết
Tập đọc Trăng ơi… từ đâu đến ? – Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.

– Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập tóm tắt tin tức 6/ 1 tiết Không dạy Theo CV 5842/BGD
Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị – Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).

– Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).

– Khuyến khích HS đặt được 2 câu khiến khác nhau với 2 tình huống đã cho ở BT4

7/ 1 tiết
Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật – Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).

– Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III).

8/ 1 tiết
 

 

 

 

30

Tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

– Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).

– Khuyến khích HS trả lời được CH5 SGK

1/ 1 tiết
Chính tả Nhớ – viết: Đường đi Sa Pa

Phân biệt r/d/gi, v/d/gi

– Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể av2 biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).

– Khuyến khích HS kể được câu truyện ngoài SGK

4/ 1 tiết
Tập đọc Dòng sông mặc áo – Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm. – Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng). 5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập quan sát con vật Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2); bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, BT4). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Câu cảm – Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

– Biết chuyển câu kể đã cho tàhnh câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).

– Khuyến khích HS đặt được câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.

7/ 1 tiết
Tập làm văn Điền vào giấy tờ in sẵn Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). 8/ 1 tiết
 

 

 

 

31

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Ăng-co Vát – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

– Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Nghe lời chim nói. Phân biệt l/n, dấu hỏi / dấu ngã – Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ cho câu – Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).

– Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).

– Khuyến khích HS viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ (BT2)

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia –   Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,…

–   Biết sắp xếp các sự việc theo trình rự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

4/ 1 tiết Không dạy Theo CV 5842/BGD
Tập đọc Con chuồn chuồn nước – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

– Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuốn chuốn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3). 7/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập Xây dựng đoạn văn miêu tả con vật Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). 8/ 1 tiết
Chủ đề: TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
 

 

 

 

 

 

32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Vương quốc vắng nụ cười – Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

– Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – viết: Vương quốc vắng nụ cười. Phân biệt s/x, o/ô – Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu – Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời CH Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? – ND Ghi nhớ).

– Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT (2).

– Khuyến khích HS biết thêm trạng ngữ cho cả 2 đoạn văn (a,b) ở BT2.

3/ 1 tiết
Kể chuyện Khát vọng sống – Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).

– Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).

4/ 1 tiết
Tập đọc Ngắm trăng. Không đề – Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.

– Hiểu ND (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1 trong hai bài thơ)

5/ 1 tiết
Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1); bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình (BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu  – Nhận diện được trạng ngữ  trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ trong câu (BT2, BT3). 7/ 1 tiết Không dạy phần Nhận xét, không dạy phần Ghi nhớ. Phần Luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì) Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3). 8/ 1 tiết
 

 

 

 

 

33

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tập đọc Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) – Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé).

– Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nhớ – viết: Ngắm trăng. Không đề

 Phân biệt tr/ch, iêu/iu

– Nhớ – viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.

– Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn (BT4). 3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.

– Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Con chim chiền chiện – Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.

– Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai, ba khổ thơ).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt tàhnh câu, lời văn tự nhiên, chân thực. 6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu  – Nhận diện được trạng ngữ chỉ trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ  trong câu (BT2, BT3). 7/ 1 tiết Không dạy phần Nhận xét, không dạy phần Ghi nhớ. Phân Luyện tập chi yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì) Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn  Điền vào giấy tờ in sẵn Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).

– GV có thể hướng dẫn HS điền vào một loại giấy tờ đơn giản, quen thuộc ở địa phương.

8/ 1 tiết
 

 

 

 

 

 

 

34

Tập đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ – Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

– Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1/ 1 tiết
Chính tả Nghe – Viết: Nói ngược. Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi / dấu ngã – Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.

– Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).

– Khuyến khích HS tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ (BT3).

3/ 1 tiết
Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia – Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện) hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).

– Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

4/ 1 tiết
Tập đọc Ăn “mầm đá” – Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn chuyện.

– Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

5/ 1 tiết
Tập làm văn Trả bài văn miêu tả con vật Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

– Khuyến khích HS biết nhận xét sửa lỗi để có câu văn hay.

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu  – Nhận diện được trạng ngữ  trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ  (BT2).

 

7/ 1 tiết Không dạy phần Nhận xét, không dạy Ghi nhớ. Phần Luyện tập chi yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì) Theo CV 5842/BGD
Tập làm văn  Điền vào giấy tờ in sẵn Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. 8/ 1 tiết
ÔN TẬP CUỐI NĂM
 

 

 

35

Tập đọc Tiết1 – Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.

– Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.

– Khuyến khích HS đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/ phút)

1/ 1 tiết
Chính tả Tiết 2 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập.

2/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 3 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loài cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật.

3/ 1 tiết
Kể chuyện Tiết 4 Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trẹang ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho. 4/ 1 tiết
Tập đọc Tiết 5 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.

– Khuyến khích HS đạt tốc độ viết trên 90 chữ/15 phút; bài viết sạch sẽ, trình bày sạch đẹp.

5/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 6 – Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

– Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.

6/ 1 tiết
Luyện từ và câu Tiết 7 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 4, HKII (Bộ GD&ĐT-Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập hai, NXB Giáo dục 2008) 7/ 1 tiết
Tập làm văn Tiết 8 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 4, HKII (Bộ GD&ĐT-Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, lớp 4, tập hai, NXB Giáo dục 2008). 8/ 1 tiết

 

  1. Môn: Toán
Tuần, tháng   Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

 

Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt/Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1 Chương một

SỐ TỰ NHIÊN – BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG

 

Ôn tập các số đến 100 000 –  Đọc, viết các số trong phạm vi 100000.

–  Biết phân tích cấu tạo số.

Tiết 1/3 tiết BT1: Mỗi ý làm một trường hợp
Ôn tập các số đến 100 000 (TT)

 

– Thực hiện được phép cộng, php trừ các số có đến 5 chữ số; nhân ( chia) số có đến 5 chữ số với ( cho)số có 1 chữ số.

– Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến

100 000.

Tiết 2

 

Ôn tập các số đến 100 000 (TT)

 

– HS tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân ( chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.

– HS tính được gi trị của biểu thức.

Tiết 3

 

Biểu thức có chứa một chữ

 

+ Bước đầu nhận biết được biểu thức cĩ chứa 1 chữ.

+ Biết tính gi trị của biểu thức chứa 1 chữ khi thay chữ bằng số.

Tiết 4 BT 3 ý b: Chỉ cần tính giá trị của biểu thức với hai trường hợp của n.
Luyện tập – HS tính được gi trị của biểu thức chứa 1 chữ khi thay chữ bằng số.

– HS làm quen với cơng thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.

Tiết 5 BT1: Mỗi ý làm một trường hợp
 

 

 

 

2

Các số có sáu chữ số – Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

– Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Viết và đọc được các số có đến 6 chữ số. Tiết 1/1 tiết
Hàng và lớp – Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.

– Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.

– Biết viết số thành tổng theo hàng.

Tiết 1/1 tiết BT 2: Làm 3 trong 5 số.
So sánh các số có sáu chữ số – So sánh được các số có nhiều chữ số

– Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Tiết 1/1 tiết
Triệu và lớp triệu –  Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.

– Biết viết các số đến lớp triệu.

Tiết 1/2 tiết
3 Triệu và lớp triệu (Tiếp theo) – Đọc, viết được các số đến lớp triệu.

– HS củng cố về hàng và lớp.

– Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.

Tiết 2
Luyện tập – HS đọc, viết được các số đến lớp triệu.

– Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.

– Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

Tiết 1/1 tiết
Dãy số tự nhiên – Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. Tiết 1/1 tiết
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân – Biết sự dụng 10 chữ số viết số trong hệ thập phân.

– Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên – Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập _ Viết và so sánh được các số tự nhiên.

_ Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5   với x là số tự nhiên.

Tiết 1/1 tiết
Yến, tạ, tấn _ Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với kí- lô- gam.

_ Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kí- lô- gam.

_ Biết thực hiện phép tính với các số đo : tạ,  tấn.

Tiết 1/1 tiết BT 2, cột 2: Làm 5 trong 10 ý

 

Bảng đơn vị đo khối lượng – Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc- tô-gam và gam.

– Biết chuyển đổi đơn vị đo khốo lượng.

– Biết thực hiện phép tính với đo khối lượng.

Tiết 1/1 tiết
Giây, thế kỉ _ Biết đơn vị giây, thế kỉ.

_ Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.

_ Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.

Tiết 1/1 tiết BT 1: Không làm 3 ý (7 phút = …. Giây; 9 thế kỉ = … năm; 1/5 thế kỉ = ….. năm)
5 Luyện tập _ Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

_ Chuyển đổi đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

_ Xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

Tiết 1/1 tiết
Tìm số trung bình cộng _ Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.

_ Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập _ Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

_ Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

_ Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

Tiết 1/1 tiết
Biểu đồ – Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ tranh.

– Biết đọc và phân tích số liệu trên bản đồ tranh

– Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ tranh

Tiết 1/2 tiết
Biểu đồ (Tiếp theo) – Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột

– Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột

– Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.

Tiết 2
6 Chương hai

BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Luyện tập  – Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

–  Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.

– Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

– Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.

Tiết 1/1 tiết Không làm

bài tập 2

Luyện tập chung -Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.

– Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.

– Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

– Tìm được số trung bình cộng.

Tiết 1/1 tiết
Phép cộng – Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. Tiết 1/1 tiết
Phép trừ – Biết đặt tính và biết thựchiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và khơng liên tiếp. Tiết 1/1 tiết
7 Luyện tập – Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

– Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

Tiết 1/1 tiết
Biểu thức có chứa hai chữ – Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.

– Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ

Tiết 1/1 tiết
Tính chất giao hoán của phép cộng – Biết tính chất giao hoán của phép cộng.

– Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành phép tính.

Tiết 1/1 tiết
Biểu thức có chứa ba chữ – Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.

– Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.

Tiết 1/1 tiết
Tính chất kết hợp của phép cộng – Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

– Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.

Tiết 1/1 tiết
8 Luyện tập – Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. Tiết 1/1 tiết
Tìm hai số khi biết tổng & hiệu của 2 số đó – Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

– Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Giúp học sinh củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.

– Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Tiết 1/1 tiết
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt – Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt

– Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Tiết 1/1 tiết
 

9

Hai đường thẳng vuông góc – Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc

– Kiểm tra được hai đường thẳng vuơng góc với nhau bằng  ê ke.

Tiết 1/1 tiết
Hai đường thẳng song song – Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.

– Nhận biết được hai đường thẳng song song.

Tiết 1/1 tiết
Vẽ hai đường thẳng vuông góc – Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

– Vẽ được đường cao của một hình tam giác.

Tiết 1/1 tiết
Vẽ hai đường thẳng song song – Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước ê ke). Tiết 1/1 tiết
Thực hành vẽ HCN & hình vuông – Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê -ke. Tiết 1/1 tiết – (2 tiết gộp lại thành 1 tiết Không làm BT 2 trang 54)
10 Luyện tập – Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

– Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.

– Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.

– Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.

Tiết 1/1 tiết
Kiểm tra định kì (GKI) Tiết 1/40/
Nhân với số có một chữ số – Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số ( tích có không quá sáu chữ số). Tiết 1/1 tiết
Tính chất giao hoán của phép nhân – Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.

– Bước đầu biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân đểtính toán.

Tiết 1/1 tiết
11 Nhân với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000,….. – Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,…và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,… Tiết 1/1 tiết
Tính chất kết hợp của phép nhân – Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.

– Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.

Tiết 1/1 tiết
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 – Biết cách nhân với số tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. Tiết 1/1 tiết
Đề-xi-mét vuông – Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

– Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.

– Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.

Tiết 1/1 tiết
Mét vuông – Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “ m2”.

– Biết được 1 m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2

Tiết 1/1 tiết
12 Nhân một số với một tổng – Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. Tiết 1/1 tiết
Nhân một số với một hiệu – Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

– Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. Tiết 1/1 tiết
Nhân với số có hai chữ số – Biết cách nhân với số có hai chữ số.

– Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

– Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.

Tiết 1/1 tiết
 

13

Giới thiệu nhân nhẩm số có  hai chữ số với số 11 Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Tiết 1/1 tiết
Nhân với số có ba chữ số – Biết cách nhân số có ba chữ số.

– Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.

Nhân với số có ba chữ số (Tiếp theo) – Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Tiết 1/2 tiết
Luyện tập – Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.

– Biết vận dụng tính chất của phép cộng trong thực hành tính.

– Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.

Tiết 2
Luyện tập chung – Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích ( cm2, dm2, m2 ).

– Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.

– Biết vận dụng tính chất của phép cộng trong thực hành tính, tính nhanh.

Tiết 1/1 tiết
14 Chia một tổng cho một số – Biết chia một tổng cho một số.

– Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

Tiết 1/1 tiết
Chia cho số có một chữ số – Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư). Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.

– Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.

Tiết 1/1 tiết
Chia một số cho một tích – Nhận biết cách chia một số cho một tích

– Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí

Tiết 1/1 tiết
Chia một tích cho một số – Nhận biết cách chia một tích cho một số

– Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lí

Tiết 1/1 tiết
15 Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 – Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. Tiết 1/1 tiết
Chia cho số có hai chữ số – Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư). Tiết 1/3 tiết
Chia cho số có hai chữ số (Tiếp theo) – Thực hiện được phép chia có bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư). Tiết 2
Luyện tập – Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư). Tiết 1/1 tiết
Chia cho số có hai chữ số (Tiếp theo) – Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư). Tiết 3
 

 

 

 

16

Luyện tập – Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

– Giải bài toán có lời văn.

Tiết 1/1 tiết
Thương có chữ số 0 – Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. Tiết 1/1 tiết
Chia cho số có ba chữ số – Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). Tiết 1/2 tiết Không làm cột a BT1; BT2; BT3
Luyện tập – Biết chia cho số có ba chữ số.

– HS làm BT 1a.

Tiết 1/1 tiết Không làm cột b BT1; BT2; BT3
Chia cho số có ba chữ số (Tiếp theo) – Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).

– HS làm bài tập 1.

Tiết 2 Không làm BT 2; BT 3
17 Chương ba

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 5,

9, 3. GIỚI

THIỆU HÌNH BÌNH HÀNH

 

Luyện tập – Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

– Biết chia cho số có ba chữ số.

– HS làm bài tập 1a;

Tiết 1/1 tiết Không làm cột b BT 1; BT 3
Luyện tập chung -Thực hiện được phép nhân, phép chia.

– Biết đọc thông tin trên biểu đồ.

Tiết 1/1 tiết (2 tiết luyện tập chung gộp lại thành 1 tiết)
Dấu hiệu chia hết cho 2 – Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

– Biết số chẵn, số lẻ.

Tiết 1/1 tiết
Dấu hiệu chia hết cho 5 – Biết dấu hiệu chia hết cho 5.

– Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

– Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản .

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

 

 

 

18

Dấu hiệu chia hết cho 9 –  Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

– Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

Tiết 1/1 tiết
Dấu hiệu chia hết cho 3 Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

– Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản. Tiết 1/1 tiết
Kiểm tra định kì (CKI) Kiểm tra HS về:

– Kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích

– Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song trong các hình đã học

– Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông

– Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Tiết 1/40/
19 Ki-lô-mét vuông – Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.

– Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

– Biết 1 km2 = 1 000 000m2

– Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

Tiết 1/1 tiết Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3 324, 92 ki-lô-mét vuông.
Luyện tập – Chuyển đổi được các số đo diện tích.

– Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

Tiết 1/1 tiết
Hình bình hành – Hình thành biểu tượng về hình bình hành

– Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.

Tiết 1/1 tiết
Diện tích hình bình hành – Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành

– Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.

– Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.

Tiết 1/1 tiết
20 Chương bốn

PHÂN SỐ – CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ.

GIỚI THIỆU HÌNH THOI

Phân số – Bước đầu biết nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số ; biết đọc, viết phân số. Tiết 1/1 tiết
Phân số và phép chia số tự nhiên – Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. Tiết 1/2 tiết
Phân số và phép chia số tự nhiên (TT) – Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.

– Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

Tiết 2
Luyện tập – Biết đọc, viết phân số.

– Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.

Tiết 1/1 tiết
Phân số bằng nhau – Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. Tiết 1/1 tiết
21 Rút gọn phân số – Bước đầu biết rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản

– Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản).

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Củng cố và hình thành kĩ năng rút gọn phân số.

– Củng cố về nhận biết hai phân số bằng nhau

Tiết 1/1 tiết
Quy đồng mẫu số các phân số – Biết cách quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

– Bước đầu biết thực hành quy đồng mẫu số hai phân số

Tiết 1/2 tiết
Quy đồng mẫu số các phân số (Tiếp theo) – Biết được quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung (MSC)

– Củng cố về cách quy đồng mẫu số hai phân số.

Tiết 2 Không làm ý c BT1; ý c, d, e, g BT2; BT3
Luyện tập – Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.

– Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản)

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

22

Luyện tập chung – Rút gọn được phân số.

– Quy đồng được mẫu số hai phân số.

Tiết 1/1 tiết
So sánh hai phân số có cùng mẫu số – Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.

– So sánh được một phân số với 1.

– Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – So sánh được hai phân số có cùng mẫu số.

– So sánh được một phân số với 1.

– Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Tiết 1/1 tiết
So sánh hai phân số khác mẫu số – Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó)

– Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Củng cố về so sánh hai phân số.

– Biết so sánh hai phân số có cùng tử số

Tiết 1/1 tiết
23 Luyện tập chung – Biết so sánh hai phân số.

– Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.

Tiết 1/1 tiết 3 tiết luyện tập chung gộp lại thành 2 tiết
Luyện tập chung – Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. Tiết 1/1 tiết
Phép cộng phân số – Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số

– Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

– Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số

Tiết 1/2 tiết
Phép cộng phân số (Tiếp theo) – Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số

– Biết cộng hai phân số khác mẫu số.

Tiết 2
Luyện tập – Rút gọn được phân số.

– Thực hiện được phép cộng hai phân số.

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

24

Luyện tập – Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, công một phân số với số tự nhiên . Tiết 1/1 tiết
Phép trừ phân số – Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.

– Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.

Tiết 1/2 tiết
Phép trừ phân số (Tiếp theo) – Nhận biết phép trừ hai phân số khác mẫu số.

– Biết trừ hai phân số khác mẫu số.

Tiết 2
Luyện tập – Thực hiện được phép trừ hai phân số, trừ một số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên . Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Thực hiện được cộng, trừ hai phân số, cộng (trừ) một số tự nhiên với (cho) một phân số, cộng (trừ) một phân số với (cho) một số tự nhiên.

– Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

25

Phép nhân phân số – Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích HCN)

– Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. Tiết 1/1 tiết
Tìm phân số của một số – Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. Tiết 1/1 tiết
Phép chia phân số – Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Tiết 1/1 tiết
 

 

 

 

 

 

26

Luyện tập – Thực hiện được php chia hai phân số.

– Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Thực hiện được phép chia hai phân số.

– Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.

– Biết tìm phân số của một số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Thực hiện được các php tính với phân số. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Thực hiện được các phép tính với phân số.

– Biết giải toán có lời văn.

Tiết 1/1 tiết
 

 

 

 

 

27

Luyện tập chung – Rút gọn được phân số.

– Nhận biết được phân số bằng nhau.

– Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

Tiết 1/1 tiết
Kiểm tra định kì (GK2) Tiết 1/40/
Hình thoi – Hình thành về biểu tượng hình thoi

– Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.

– Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và thể hiện một số đặc điểm hình thoi

Tiết 1/1 tiết
Diện tích hình thoi – Hình thành công thức tính diện tích hình thoi

– Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập -Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi. Tiết 1/1 tiết Không làm bài ý b BT1.
28 Chương năm

TỈ SỐ -MỘT SỐ BÀI TOÁN

LIÊN

QUAN ĐẾN TỈ SỐ

Luyện tập chung – Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.

– Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.

Tiết 1/1 tiết
Giới thiệu tỉ số – Hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số.

– Biết đọc, biết viết tỉ số; biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số

Tiết 1/1 tiết
Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của 2 số đó – Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Giải được bài toán Tìm hai hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
 

 

 

29

Luyện tập chung – Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

– Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.

Tiết 1/1 tiết
Tìm hai số khi biết hiệu & tỉ số của 2 số đó – Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Giải được bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
Luyện tập – Giải được bài toán khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

– Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
 

30

Luyện tập chung – Thực hiện được các phép tính về phân số.

– Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

– Giải được bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng, hiệu) của hai số đó.

Tiết 1/1 tiết
Tỉ lệ bản đồ – Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. Tiết 1/1 tiết
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ – Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. Tiết 1/2 tiết Với các BT cần làm, chỉ cần làm ra kết quả, không cần trình bày bày giải.
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (TT) – Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. Tiết 2
Thực hành – Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. Tiết 1/2 tiết
 

 

31

Chương sáu

ÔN TẬP

Thực hành (TT) – Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. Tiết 2
Ôn tập về số tự nhiên – Đọc viết được số tự nhên trong hệ thập phân .

– Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

– Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

Tiết 1/3 tiết
Ôn tập về số tự nhiên (tt) – So sánh được các số có đến sáu chữ số.

– Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

Tiết 2
Ôn tập về số tự nhiên (tt) – Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Tiết 3
Ôn tập về  các phép tính số tự nhiên – Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.

– Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.

– Giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.

Tiết 1/3 tiết
32 Ôn tập về  các phép tính số tự nhiên (TT) – Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số)

– Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

–  Biết so sánh số tự nhiên.

Tiết 2
Ôn tập về  các phép tính số tự nhiên (TT) – Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.

– Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.

– Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.

Tiết 3
Ôn tập về biểu đồ – Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột. Tiết 1/3 tiết
Ôn tập về phân số – Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số. Tiết 2
Ôn tập về  các phép tính với phân số – Thực hiện được cộng, trừ phân số.

– Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.

Tiết 3
 

33

Ôn tập về  các phép tính với phân số  (tt) -Thực hiện được nhân, chia phân số.

-Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.

Tiết 2
Ôn tập về  các phép tính với phân số  (tt) – Tính giá trị của biểu thức với các phân số.

– Giải được bài toán có lời văn với các phân số.

Tiết 3
Ôn tập về  các phép tính với phân số  (tt) – Thực hiện được bốn phép tính với phân số.

– Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.

Tiết 4
Ôn tập về đại lượng – Chuyển đổi được số đo khối lượng.

– Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.

Tiết 1/3 tiết
Ôn tập về đại lượng (TT) – Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.

– Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.

Tiết 2
34 Ôn tập về đại lượng (TT) – Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

– Thực được phép tính với số đo diện tích.

Tiết 3
Ôn tập về hình học – Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

– Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

Tiết 1/2 tiết
Ôn tập về hình học (TT) – Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

– Tính được diện tích hình bình hành.

Tiết 2
Ôn tập về tìm số trung bình cộng – Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.

 

Tiết 1/1 tiết
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó – Giải được các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tiết 1/1 tiết
35 Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó (TT) – Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. Tiết 1/2 tiết
Luyện tập chung – Vận dụng được bốn phép tính với phân số để tính gi trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính.

– Giải bài toán có lời văn về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

Luyện tập chung – Đọc được số, xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên.

– So sánh được hai phân số.

Tiết 1/1 tiết
Luyện tập chung – Viết được số.

– Chuyển đổi được số đo khối lượng.

– Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.

Tiết 1/1 tiết
Kiểm tra định kì (CK2) Kiểm tra kết quả học tập của HS về:

– Xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó  trong một số

– Khái niệm ban đầu về phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số, các phép tính về phân số

– Ước lượng độ dài

– Giải bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tìm hai số khi biết tổng hoặc (hiệu) và tỉ số của hai số đó

Tiết 1/40/

 

  1. Môn: Đạo đức
Tuần, tháng   Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Ghi

Chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt/ Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1  

 

 

 

Bài 1

Trung thực trong học tập – Neâu ñöôïc moät soá bieåu hieän cuûa trung thöïc trong hoïc taäp.

– Bieát ñöôïc : Trung thöïc trong hoïc taäp giuùp em hoïc taäp tieán boä, ñöôïc moïi ngöôøi yeâu meán.

– Hieåu ñöôïc trung thöïc trong hoïc taäp laø traùch nhieäm cuûa hoïc sinh.

– Neâu ñöôïc yù nghóa cuûa trung thöïc trong hoïc taäp.

 

 

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: Tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thanh và không tán thành.
2 Bài 1 Trung thực trong học tập  

– Bieát quyù troïng nhöõng baïn trung thöïc vaø khoâng bao che cho nhöõng haønh vi thieáu trung thöïc trong hoïc taäp.

 

Tiết 2
 

 

 

3

 

 

 

Bài 2

 

 

 

Vượt khó trong học tập

Neâu ñöôïc ví duï veà söï vöôït khoù trong hoïc taäp.

Bieát ñöôïc vöôït khoù trong hoïc taäp giuùp em hoïc taäp mau tieán boä.

HS: Bieát theá naøo laø vöôït khoù trong hoïc taäp vaø vì sao phaûi vöôït khoù trong hoïc taäp.

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

4

 

Bài 2

 

Vượt khó trong học tập

HS:Bieát theá naøo laø vöôït khoù trong hoïc taäp vaø vì sao phaûi vöôït khoù trong hoïc taäp  

Tiết 2

 

 

 

5

 

 

 

Bài 3

Biết bày tỏ ý kiến Bieát ñöôïc: Treû em caàn phaûi ñöôïc baøy toû yù kieán veà nhöõng vaán ñeà coù lieân quan ñeán treû em.

Böôùc ñaàu bieát baøy toû yù kieán cuûa baûn thaân vaø laéng nghe, toân troïng yù kieán cuûa ngöôøi  khaùc.

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: Tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thanh và không tán thành.
 

6

 

Bài 3

Biết bày tỏ ý kiến Bieát: Treû em coù quyeàn ñöôïc baøy toû yù kieán veà nhöõng vaán ñeà coù lieân quan ñeán treû em.  

Tiết 2

7  

 

Bài 4

 

 

Tiết kiệm tiền của

Neâu ñöôïc ví duï veà tieát kieäm tieàn cuûa.

Bieát ñöôïc lôïi ích cuûa tieát kieäm tieàn cuûa.

Khuyến khích HS : Vì sao caàn phaûi tieát kieäm tieàn cuûa.

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

 

Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: Tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thanh và không tán thành.

Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho HS kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của

8  

 

 

Bài 4

 

 

 

Tiết kiệm tiền của

 

 

Khuyến khích HS : BiếT tieát kieäm tieàn cuûa.

 

 

Tiết 2

9  

 

Bài 5

 

 

Tiết kiệm thời giờ

Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.Biết được ích lợi tiết kiệm thời giờ. Khuyến khích HS : Vì sao tiết kiệm thời giờ.  

Tiết 1/ 2 tiết

 

Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: Tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thanh và không tán thành.
10 Bài 5 Tiết kiệm thời giờ Biết sử dụng tiết kiệm thời giờ.

Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, một cách hợp lý.

Tiết 2
 

 

 

11

  THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I HS cần hệ thống các kiến thức cần ghi nhớ từ bài 1 đến bài 5.

HS biết được viện nên làm và việc không nên làm .

Giáo dục HS tích cực học tập đúng lúc, đúng cách.

 

 

 

 

Tiết 1/ 1 tiết

 

 

12

 

 

Bài 6

 

 

Hiếu thảo với ông bà, cha me

Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao đã sinh thành , nuôi dạy mình.

Khuyến khích HS hiểu được  Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

13

 

Bài 6

 

Hiếu thảo với ông bà, cha me

Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.  

Tiết 2

14 Bài 7 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Biết dược công lao của thầy giáo, cô giáo

Nêu được những việc làm thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo. Nhắc nhở các bạn kính trọng thầy giáo, cô giáo

 

Tiết 1/ 2 tiết
15 Bài 7 Biết ơn thầy giáo, cô giáo Lễ phép , vâng lời thầy giáo, cô giáo Tiết 2
16 Bài 8 Yêu lao động – Nêu được ích lợi và ý nghĩa của lao động.

– Tích cực tham gia các hoạt động lao động của lớp , của trường ở nhà phù hợp với khả năng của ‘bản thân.

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các Anh hung lao động; có thể cho HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong trường
17 Bài 8 Yêu lao động  

– Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

 

Tiết 2

 

 

18

  THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I – Giúp HS ôn lại những hành vi đạo đức đã học.

– Thực hiện đúng những nội quy của nhà trường. Cùng các bạn thực hiện tốt những nội quy của nhà trường

 

 

Tiết 1/ 1 tiết

 

 

19

 

 

Bài 9

Kính trọng biết ơn người lao động Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

– Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động

 

 

 

Tiết 1/ 2 tiết

 

20

 

Bài 9

Kính trọng biết ơn người lao động – Biết nhắc nhở các bạn phải cư xử lễ phép, biết ơn người lao động.

 

Tiết 2
21 Bài 10 Lịch sự với mọi người Biết được ý nghĩa và ví dụ của việc cư sử lịch sự với mọi người. Tiết 1/ 2 tiết
 

22

 

Bài 10

Lịch sự với mọi người Giúp HS biết cư sử với mọi người sung quanh, tự tôn trọng bản thân , tôn trọng nếp sống văn minh và không đồng tình với những người cư sử bất lịch sự. Tiết 2
23 Bài 11 Giữ gìn các công trình công cộng – Biết được vì sao và một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.  

Tiết 1/ 2 tiết

Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng; có thể yêu cầu HS kể về những việc làm của mình, của các bạn hoặc của nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các công trình công cộng
24 Bài 11 Giữ gìn các công trình công cộng  

 

 

– Giúp HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.

 

Tiết 2
 

 

25

  THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ 2 -Giáo dục HS có những hành vi đạo đức và trái đạo đức với người thân trong gia đình cũng như mọi người xung quanh

 

 

 

Tiết 1/ 1 tiết

 

26

 

Bài 12

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo Nêu được ý nghĩa và ví dụ về hoạt động nhân đạo. Tiết 1/ 2 tiết
 

27

 

Bài 12

Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo – Tích cực tham gia và thông cảm với bạn bè, những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở trường, cộng đồng.  

Tiết 2

28 Bài 13 Tôn trọng luật giao thông – Nêu được một số ví dụ khi tham gia giao thông ( những quy định chung có liên quan đến HS)

 

Tiết 1/ 2 tiết
 

29

 

Bài 13

 

Tôn trọng luật giao thông

– Giúp HS biết nghiêm chỉnh chấp hành và nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông.  

Tiết 2

30 Bài 14 Bảo vệ môi trường Biết được sự cần thiết và trách nhiệm bào vệ môi trường.  

Tiết 1/ 2 tiết

Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: Tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có 2 phương án: tán thanh và không tán thành.
31 Bài 14 Bảo vệ môi trường Nêu được những việc nên làm và không nên làm, nhắc nhở bạn bè cùng tham gia những việc bảo vệ môi trường ở gia đình ;cũng như ở trường.  

 

Tiết 2

32   Dành cho địa phương Giáo dục HS đạo đức chuẩn mực tại địaphương, gia đình, nhà trường… Tiết 1/ 3 tiết
33   Dành cho địa phương Giáo dục HS đạo đức chuẩn mực tại địaphương, gia đình, nhà trường… Tiết 2
34   Dành cho địa phương Giáo dục HS đạo đức chuẩn mực tại địaphương, gia đình, nhà trường… Tiết 3
 

35

  THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 2 -Giáo dục HS có những hành vi đạo đức và trái đạo đức với người thân trong gia đình cũng như mọi người xung quanh

 

 

Tiết 1/ 1 tiết

 

  1. Môn: Khoa học
Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt / Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1 CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Con người cần gì để sống ? – Nêu được con người cần thức ăn,nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 1
  Trao đổi chất ở người – Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các -bô- nic, phân và nước tiểu.

– Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. Ví dụ:

2
2 Trao đổi chất ở người (tt) – Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

– Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

3
  Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường. – Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng.

– Kể tên những thức ănchứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn…

– Nêu được vai trò của chất bột đường đói với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.

4
3 Vai trò của chất đạm và chất béo – Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thit, cá, trứng, tôm, cua…) và chất béo (mỡ, dầu, bơ….)

– Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:

+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.

+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E, K.

5
  Vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ – Kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau…), chất khoáng (thịt, cá, trứng…), và chất xơ (các loại rau)

– Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:

+ Vitamin rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh

+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.

+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá

6
4 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn – Biết phân  loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.

– Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

– Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường,nhóm chứa nhiều vitamin và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và  hạn chế ăn muối.

7
  Tại cần phối hợp đạm động vật và đạm thực vật   – Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm TV để cunng cấp đầy đủ chất cho cơ thể.

– Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơnđạm của gia súc , gia cầm.

8
5 Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn. – Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật

– Nói về lợi ích của muối iốt(giúp cơ thể phát triển thể lực và trí tuệ).. Tác hại của thói quen ăn mặn(dễ gây bệnh huyết áp cao)

9
  Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn – Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và qủa chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.

– Nêu được:

+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người).

+Một số biện pháp thực hiện vệ sinh ATTP (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).

10
6 Một số cách bảo quản thức ăn – Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,…

– Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.

11
  Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng – Nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng

+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.

+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.

– Đưa trẻ đi khám để chữa bệnh kịp thời.

12
7 Phòng bệnh béo phì Nêu cách phòng bệnh béo phì:

– Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

– Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.

13
  Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá – Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,…

– Nêu ng/nhân gây ra 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.

– Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:

+ Giữ vệ sinh ăn uống.

+ Giữ vệ sinh cá nhân.

+ Giữ vệ sinh môi trường.

– Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.

14
8 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? – Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,…

– Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

– Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

15
  Ăn uống khi bị bệnh – Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

– Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.

16
9 Phòng tránh tai nạn đuối nước – Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.

+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

– Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuói nước.

17
  Ôn tập: Con người và sức khoẻ Ôn tập các kiến thức về:

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

– Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

– Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

– Dinh dưỡng hợp lý.

– Phòng tránh đuối nước

18
10 Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp theo) Ôn tập các kiến thức về:

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

– Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

– Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

– Dinh dưỡng hợp lý.

– Phòng tránh đuối nước.

19
  VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Nước có những tính chất gì ? – Nêu được một số t/ chất của nước: nước là chất lỏng , trong suốt,không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chẩy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

– Quan sát và làm thi nghiệm để phát hiện  ra một số tính chất của nước.

– Nêu đươc  ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,…

20 GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với  điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
11 Ba thể của nước – Nêu được nước tồn tại ỏ 3 thể: lỏng, khí , rắn.

– Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.

21
  Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra? – Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 22
12 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên – Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

– Mô tả vòng tuần hoàn của nước tronng tự nhiên:chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi,ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

23
  Nước cần cho sự sống – Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất  và sinh hoạt;

+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng  hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần  cho sự sống của sinnh vật. Nước giúp thải các chất thừa,chất độc hại.

+ Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

24
13 Nước bị ô nhiễm – Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

+ Nước sạch : trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinnh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.

+ Nước bị ô nhiễm:có màu,có chất bẩn,có mùi hôi,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép ,chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ .

25
  Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm – Nêu  được một số  nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:

+ Xả rác,phân, nước thải bừa bãi,…

+ Sử dụng phân bón hoá học,thuốc trừ sâu.

+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy,…

+ Vỡ đường ống dẫn dầu,…

– Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh,80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

26
14 Một số cách làm sạch nước – Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…

– Biết  đun sôi nước trước khi uống.

– Biết phải diệt hết các vi khuẩnvà loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

27
  Bảo vệ nguồn nước – Nêu  được một số biện phá để bảo vệ nguồn nước:

+Phải vệ sinh xunng quanh nguồn nước.

+Làm nhà tiêu tự hoại xa nnguồn nước.

+Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải…

– Thực hiện bảo vệ nguồn nước.

28 Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
15 Tiết kiệm nước – Thực hiện  tiết kiệm nước. 29 Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
  Làm thế nào để biết có không khí ? – Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí. 30
16 Không khí có những tính chất gì? – Quan sát và làm thí nghiệm  để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí  có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

– Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,…

31
  Không khí gồm những thành phần nào? – Quan sát và làm thí nghiệm  để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni tơ, khí ôxi, khí các-bon-níc.

– Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni tơ và khí ôxi. Ngoài ra còn có khí các-bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,…

32
17 Ôn tập và

kiểm tra HK I

 Ôn tập các kiến thức về:

– Tháp dinh dưỡng cân đối.

– Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.

– Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

– Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

33–34 / 2 Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
18 Không khí cần cho sự cháy – Làm thí nghiệm chứng tỏ:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông

– Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn…

35
  Không khí cần cho sự sống – Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. 36
19 Tại sao có gió? – Làm thí nghiệm để nhận ra không khí  chuyển động tạo thành gió.

– Giải thích dược nguyên nhân gây ra gió.

37
  Gió mạnh, gió nhẹ, phòng chống bão – Nêu được một số tác hại  của bão: thiệt hại về người và của.

– Nêu cách phòng chống bão:

+ Theo dõi bản tin thời tiết

+ Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi.

+Đến nơi trú ẩn an toàn.

38
20 Không khí bị ô nhiễm – Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bầu không khí: khói bụi,khí độc, vi khuẩn,… 39
  Bảo vệ bầu không khí

trong sạch

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khíỉtong sachhj:thu gom,xử lí phân,rác hợp lí;giảm khí thải,bảo vệ rừng và trồng cây,… 40 Không  yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi bảo vệ bầu không khí trong sạch. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
21 Âm thanh – Nhận biết được âm thanh do vật dung động phát ra. 41
  Sự lan chuyền âm thanh – Nêu ví dụ chứng tỏ  âm thanh có thể lan truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng 42
22 Âm thanh trong cuộc sống Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt,học tập ,lao động, giải trí; dùng để báo hiệu(còi tàu ,xe,trống trường,…) 43
  Âm thanh trong cuộc sống (tt) + Nêu được ví dụ về:

-Tác hại của tiếng ồn :ảnh hưởng đến sức khoẻ(đau đầu,mất ngủ),gây mất tập trung trong công việc,học tập,…

– Môt số biện pháp chống tiếng ồn.

+ Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.

+ Biết cách phồng chống tiếng ồn trong cuộc sống:bịt tai khi nghe âm thanh quá to,đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,…

44
23 Ánh sáng – Nêu được ví dụ  các vật tự phát sáng, các vật được chiếu sáng:

+ Vật tự  phát sáng: mặt trời,ngọn lửa…

+Vật được chiếu sáng:mặt trăng ,bàn ghế…

– Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.

– Nhận biết được ta  chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt

45
  Bóng tối   – Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng

– Nhận biết  được  khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật đó thay đổi

46
24 Ánh sáng cấn cho sự sống – Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.

 

47
  Ánh sáng cấn cho sự sống (tt) – Nêu được vai trò của ánh sáng :

+ Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm ,sức khoẻ.

+ Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.

48
25 Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt – Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt : không nhìn thẳng vào mặt trời,không chiếu đèn pin vào mắt  nhau.

– Tránh đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu

49
  Nóng, lạnh và nhiệt độ – Nêu được ví dụ về vật nóng hơn  có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp  hơn.

– Biết sử dụng Nhiệt  kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

50
26 Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt) – Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi.

– Nhận biết được vật ở gần vật nónghơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệtnên lạnh đi.

51
  Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt – Kể tên  được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại…) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa…)

+ Các kim loại (đồng nhôm…) dẫn nhiệt tốt.

+ Không khí, các vật xốp như bông len,… dẫn nhiệt kém.

52
27 Các nguồn nhiệt – Kể tên, nêu vai trò  của một số nguồn nhiệt thường gặp trong c/ sống

– Thực hiện  được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: Theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong…

53
  Nhiệt cần cho sự sống – Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất 54
28 Ôn tập: vật chất và năng lượng Ôn tập về:

– Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

– Các kỹ năng q/sát, làm thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ

55-56 / 2
29 THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Thực vật cần gì để sống? – Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, và các chất khoáng. 57
  Nhu cầu nước của thực vật Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. 58
30 Nhu cầu chất khoáng của thực vật Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. 59
  Nhu cầu không khí của thực vật Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. 60
31 Trao đổi chất ở thực vật – Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác…

– Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

61
  Động vật cần gì để sống ? – Nêu những yếu tố cần  để  duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. 62
32 Động vật ăn gì để sống ? – Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng. 63
  Trao đổi chất ở động vật – Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,…

– Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.

64
33 Quan hệ thức ăn trong tự nhiên – Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của vật kia. 65
  Chuỗi thức ăn trong tự nhiên – Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

– Thể hiện mqhệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.

66
34 Ôn tập: Thực vật và động vật Ôn tập về:

– Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.

– Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

67-68 / 2
35 Ôn tập và kiểm tra cuối năm Ôn tập về:

– Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống .

– Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất

– Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

69-70 / 2

 

  1. Môn: Lịch sử & Địa lí

PHẦN LỊCH SỬ:

Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt / Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1 PHẦN MỞ ĐẦU Môn Lịch sử và Địa lí – Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu Nhà Nguyễn.

– Nhận biết đúng các sự vật hiện tượng lịch sử và Địa lí.

1
2 Làm quen với bản đồ (Tiếp theo) Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bản chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.

– Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ, dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.

*Giáo dục quốc phòng và an ninh: Nội dung lồng ghép:  Giới thiệu bản đồ hnh chính Việt Nam và khẳng định hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

2
3 BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC (KHOẢNG 700 NĂM TCN ĐẾN NĂM 179 TCN) Nước Văn Lang – Nắm được một số sự kiện về Nhà nước Văng Lang, thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.+ Khoảng năm 700 TCN  nước VL, nhà nước đầu tiên tron lịch sử dân tộc ra đời.

+  Người Lạc Việt biết làm ruộng ,ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng,  làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,..

– KKHS: + Biết các tầng lớp của XH VL: Nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu,..

+ Biết tục lệ nào còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền ,đấu vật,..

+ Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.

3
4 Nước Âu lạc – Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Au Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược nước Au Lạc. Thời kỳ đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.

– KKHS :

+ Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu  Việt.

+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước VL và ÂL.

+  Biết sự phát triển về quân sự của nước ÂL ( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).

4
5 HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP (TỪ NĂM 179 TCN ĐẾN NĂM 938) Nước ta dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc – Biết được thời gian đô hộ của PKPB đối với nước ta : từ năm 179 TCN  đến  938.

– Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại PKPB( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật  quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán.)

+ Nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý.

+  Bọn đô hộ đưa người Hán sang lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán.

– KKHS: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập.

5
6 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) – Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng( nguyên nhân, người lãnh đạo, ỳ nghĩa):

+ Nguyên nhân: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại( trả nợ nước, thù nhà).

+ Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát HBT phất cờ khởi nghĩa…Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa  rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.

+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

6
7 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) –  Kể ngắn gọn trận BĐ năm 938:

+ Đôi nét về người lãnh đạo trận BĐ : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rễ của Dương Đình Nghệ.

+ Nguyên nhân trận BĐ: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầ cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.

+ Những nét chính vè diễn biến của trận BĐ: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.

+ Ý nghĩa trận BĐ: Chiến thắng BĐ kết thúc thời kì nước ta bị PKPB đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

7
8 Ôn tập – Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ  bài 1 – 5:

+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.

– Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:

+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văng Lang.

+Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng

+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.

8
9 BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP (TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1009) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân – HS hiểu được những nét chính về  sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:

+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực các cứ địa phương nổi loạn chia cắt đất nước.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là con người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.

9
10 Cuộc kháng chiến chóng quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981) – Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:

+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lònh dân.

+ Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở BĐ và Chi Lăng. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

– Đôi nét về Lê Hoàn: Là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi ĐTH bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi hoàng đế( nhà tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

10 Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
11 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (TỪ ĂN 1009 ĐẾN NĂM 1226) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long – Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

– Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long

11
12 Chùa thời Lý – Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý.

+ Nhiều nhà vua Lý theo đạo phật

+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

– KKHS: Mô tả ngôi chùa mà HS biết.

GD BVMT: Vẽ đẹp của chùa, GD về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành  vi giữ gìn sự sạch  sẽ của cảnh quan môi trường.

12
13 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075- 1077) – Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt:

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ  đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

– Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

– KK HS:

+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.

+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.

13
14 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (TỪ NĂM 1226 ĐẾN NĂM 1400 ) Nhà Trần thành lập – Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:

+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Trần ngày càng suy yếu, đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà trần được thành lập.

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long tên nước vẫn là Đại Việt.

– KKHS:

+ Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.

14
15 Nhà Trần và việc đắp đê – Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần đến sản xuất nông nghiệp:

+ Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1288 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; hi có lũ lụt tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.

* GD BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sơng ngịi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

15
16 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông – Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên thể hiện:

+ Quyết tâm chống giặc cả quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát” và truyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành đươc thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng.

16
17 Ôn tập Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Au Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần. 17
18 Kiểm tra định kì cuối học kì I Kiểm tra định kì CHK1 18
19 Nước ta cuối thời Trần – Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà trần:

+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình,Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.

+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.

– Hoàn cảnh Hồ Quý Ly Truất ngôi vua Trần,lập nên nhà hồ:Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.

– HS hoàn thành tốt:

+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: Quy định lại số ruộng đất cho quan lại, quý tộc, quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.

+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.

19
20 NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ (THẾ KỈ XV) Chiến thắng Chi Lăng – Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn(tập trung vào trận Chi Lăng):

+ Lê Lợi chiệu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễ thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoản loạn và rút chạy.

+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu diên Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.

– Nắm được việc nhà Hậu Lê được tành lập:

+ Thua trận Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428) mở đầu thời Hậu Lê.

– Nêu được các mẩu chuyện về Lê Lợi kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần…)

– HS hoàn thành tốt: Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng:Ai là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.

20
21 Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước -Biết được nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: biên soạn bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước.

(Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Hậu Lê.)

21 Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ luật Hồng Đức được soạn ở thời Hậu Lê.
22 Trường học thời Hậu Lê Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu lê(những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):

+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ:ở kinh đô có Quốc Tử Giám,ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư;ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho Giáo,…

+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.

22
23 Văn học và khoa học thời Hậu Lê – Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê).

– Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.

-HS học tốt biết : Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Làm Sơn thực lục.

23
24 Ôn tập – Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV)(tên sự kiện,thời gian xảy ra sự kiện).

Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân,thống nhất đất nước năm 981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất,…

– Kể lại Một trong những sự kiệnlịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê thế kỉ XV)

24
25 NƯỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỈ XVI – XVIII Trịnh – Nguyễn phân tranh – Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước,tình hình kinh tế sa sút:

+ Từ thế kỉ XVI,triều đình nhà Lê suy thoái,đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều,tiếp đó là đàng trong và Đàng Ngoài.

+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến

+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực; đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận,sản xuất không phát triển.

– Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh chia cắt Đàng ngoài –Đàng Trong.

25
26 Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong –   Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở đàng trong

+  Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn hoang ở đàng trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện  tích canh tác ở những vùng hoang hóa,ruộng đất được khai phá,xóm làng được hình thành và phát triển.

– Dùng lược đồ chỉ ra các vùng đất khẩn hoang.

26
27 Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII – Miêu tả những nét cụ thể,sinh động về ba thành thị:Thăng Long,Phố Hiến,Hội An ở thế kỉ XVI–XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển(cảnh buôn bán nhộn nhịp,phố phường nhà cửa,cư dân ngoại quốc,.)

– Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.

27 Chỉ yêu cầu miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc).
28 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) – Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long tiêu diệt chúa Trịnh(1786):

+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn,Nguyễn Huệ tiến ra hăng Long,lật đổ chính quyền họ Trịnh(năm 1786).

+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đ6n1 đó năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng long.

– Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thông nhất đất nước.

-HS học tốt: Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay,…

28
29 Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789) – Dựa vào lược đồ  tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.

+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh

+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa( sáng mùng 5 Tết quân  quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử), quân ta thắng lớn, quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn , bỏ chạy về nước.

+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

29
30 Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung – Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:

+ Đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Cácchính sách này có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.

+Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục:” Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,…Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.

+ KKHS : Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như” Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,…

30
31 BUỔI ĐẦU THỜI NGUYỄN

(TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1858)

Nhà Nguyễn thành lập – Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:

+ Sau khi Quang Trung qua đời triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Anh đã huy động lực lượng đánh nhà Tây Sơn. Năm 1802 nhà Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Anh lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế).

– Nêu một vài chính sách cụ thể của vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:

+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hẫu, bỏ chức tuể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong cả nước.

+ Tăng cường lực lượng quân đội( với nhiều thứ quân, các nơi điều có thành trì vững chắc…)

+ Ba hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.

31 Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ luật Gia Long do Nhà Nguyễn ban hành
32 Kinh thành Huế – Mô tả đôi nét về kinh thành Huế:

+Với công suất của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng  và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.

+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

*GD BVMT: Vẽ đẹp  của cố đô Huế – di sản văn hóa thế giới, GD ý thức giữ gìn , bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp

32
33 Tổng kết – Hệ thống những sư kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước tatừ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX( từ thời Văng Lang- Au Lạc đến thời Nguyễn): thời Văng Lang- Au Lạc; hơn một nghìn năm chống Bắc thuộc; uổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lí, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.

– Lập bảng nêu tên những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: HùngVương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.

KKHS: +Ví dụ, thời Lý: dời đô ra Thăng Long, cuộc kháng chiến chống Tống lần 2..

+ Ví dụ: Hùng Vương dựng nước Văng Lang, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân nhà Hán…

33
34 Ôn tập học kì II – Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hâu Lê- thời Nguyễn. 34
35 Kiểm tra định kì Kiểm tra định kì CHK2 35

PHẦN ĐỊA LÍ:

Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt / Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1 MỞ ĐẦU Làm quen với bản đồ – Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ  bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.

– Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng , kí hiệu bản đồ.

– KKHS biết tỉ lệ bản đồ.

*Giáo dục quốc phòng và an ninh: Nội dung lồng ghép:  Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

1
2 THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU Dãy Hoàng Liên Sơn – Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về ĐỊA LÍ hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất VN:có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường dốc và sâu.

+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.

– Chỉ được dãy HLS trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên VN.

– Sử dụng bản số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bản số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

– KKHS: + Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc.

2
3 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn – Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao

– Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.

– Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:

+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ,…

+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ ,tre, nứa.

*KKHS: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở, để tránh ẩm thấp và thú dữ.

*GD BVMT:

-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du

+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ

+Trồng trọt trên đất dốc

+Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước

+Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan

3
4 Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,…trên nương rẫy, ruộng bật thang.

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,..

+ Khai thác khoáng sản: a- pa- tít, đồng, chì, kẽm,..

+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,…

– Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bật thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

– Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.

– KKHS: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bật thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

*GD BVMT:

-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du

+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp, thú dữ

+ Trồng trọt trên đất dốc

+ Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước

+ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan

– Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..).

4
5 Trung du Bắc Bộ – Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:

+ Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.

-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du bắc Bộ:

+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.

+ Trồng rừng được đẩy mạnh.

– Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

5
6 Tây Nguyên – HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:

+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.

+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.

– Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên VN: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.

– KKHS nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.

*GD BVMT:

-Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)

6
7 Một số dân tộc ở Tây Nguyên – HS biết Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều dân tộc.cùng sinh sống( Gia- rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,…)nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:

Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.

– KK HS: quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.

7
8 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,..) trên đất ba dan.

+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.

– Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

– Quan sát hình, NX về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuộc.

– KK HS :+  Biết  được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuội trâu, bò ở Tây Nguyên.

+ Xác lập được mối quan hệ dịa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người : đất ba dan- trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt- chăn nuôi trâu, bò…

8
9 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo) – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:

+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.

+ Khai thác gỗ và lâm sản.

– Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ , lâm sản, nhiều thú quý,…

– Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

– Sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.

– Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới( rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng…), rừng khợp( rừng rụng lá mùa khô).

– Chỉ trên bản đồ( lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.

– KK HS:

+ Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.

+ Giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.

GDBVMT:
– Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du

+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ

+ Trồng trọt trên đất dốc

+ Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước

+ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan

– Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..).

9 Không yêu cầu mô tả đặc điểm, chỉ cần biết sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh, có thể phát triển thuỷ điện
10 Thành phố Đà Lạt – HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt :

+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.

+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiếu phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,…

+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.

+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.

– Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.

– KKHS: + Giải thích vì sao ĐL trồng được nhiều hoa quả, rau xứ lạnh.

+ Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm  trên cao nguyên cao- khí hậu mát mẻ, trong lành- trồng nhiều loài hoa, quả rau xứ lạnh, phát triển du lịch.

10
11 Ôn tập – Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan xi păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

– Nu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.

11 Không yêu cầu hệ thống lại đặc điểm, chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi…của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc  Bộ
12  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THIÊN NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CON NGƯỜI Ở MIỀN ĐỒNG BẰNG

Đồng bằng Bắc Bộ – Nêu được một số đặc diểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, đậy là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.

– Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên VN.

– Chỉ một số sông chính trên bản đồ( lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.

GD BVMT:

– Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng

+ Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

+ Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB

+ Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

+ Trồng phi lao để ngăn gió

+ Trồng lúa, trồng trái cây

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

– Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và HĐSX).

12
13 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ – HS biết ĐBBB là nơi  dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng BB chủ yếu là người Kinh .

– Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB:

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn , ao,..

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen, của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

– KKHS:  Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của ngưới dân ĐBBB: để tránh gío, bão, nhà được dựng vững chắc.

13
14 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ – Nêu dược một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

+ Trồng la nước là vựa la lớn thứ hai của cả nước.

+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợnvà gia cầm.

– Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200 C từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có muà đông lạnh.

– KKHS :

+ Giải thích vì sao la gạo được trồng nhiều ở Bắc Bộ (vựa la lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng la.

+ Nêu thứ tự các công việc phải làm trong quá trình sản xuất la gạo.

*GD BVMT:

– Sự thích nghi đểà cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng

+ Đắp đêê, sử dụng nước để tưới tiêu

+ Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB.

+ Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.

+ Trồng phi lao để ngăn gió

+ Trồng lúa, trồng trái cây

+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

14
15 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo) – Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ…

– Dựa vào ảnh mô tả cảnh chợ phiên.

– KKHS:

+ Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.

+ Biết quy trình sản xuất đồ gốm.

15
16 Thủ đô Hà Nội – Nêu được một số đặc điểmchủ yếu của  thành phố Hà Nội:

+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

+ Chỉ được tủ đo Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).

– KKHS:

+ Dựa vào các hình 3,4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố).

16
17 Ôn tập và Kiểm tra định kì – Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 17-18/2
19 Thành phố Hải Phòng – Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố hải phòng:

+ Vị trí :ven biển,bên bờ sông Cấm

+ Thành phố cảng ,trung tâm công nghiệp đóng tàu ,trung tâm du lịch,…

– Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).

– Học sinh hoàn thành tốt :Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển,một trung tâm du lịch lớn của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,…; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,…)

19
20 Đồng bằng Nam Bộ – Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình,đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:

+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta,do phù sa của hệ thống sông mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.

+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt.Ngoài đất phù sa màu mỡ,đồng bằng còn có nhiều đất phèn,đất mặn cần phải cải tạo.

– Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ,sông Tiền ,sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

Quan sát hình tìm,chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ:sông Tiền ,sông Hậu

– Học sinh hoàn thành tốt:

+ Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa ông

+ Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ người dân khôngđắp đê ven sông;để nước lũ đưa phù sa vào các cánh đồng .

* GD BVMT:

-Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

-Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên  của ĐBDHMT: nắng nóng, bảo lụt gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống và HĐSX).

20
21 Người dân ở đồng bằng Nam Bộ -Nhớ được tên một số dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

-Trình bày được đặc điểm về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:

+Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc sông ngòi, kênh rạch, nhà cữa đơn sơ.

+Trang phục phổ biến của người dân ở đồng bằng Nam Bộ rước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.

*GD BVMT:

-Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

21
22 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:

+ Trồng nhiều lúa gạo ,cây ăn trái.

+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

+ Chế biến lương thực

– HS hoàn thành tốt : Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.

*GD BVMT: -Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

22
23 Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp theo) – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước.

+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí,chế biến lương thực,thực phẩm ,dệt mai.

– Hs học tốt: giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước:do có nguồn nguyên liệu và do lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.

* GD BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

23
24 Thành phố Hồ Chí Minh – Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Vị trí:nằm ở đồng bằng Nam Bộ,ven sông Sài Gòn.

+ Thành phố lớn nhất cả nước.

+ Trung tâm kinh tế ,văn hoá,khoa học lớn:các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.

– Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ)

– HS học tốt:

+ Dựa vào bảng só liệu so sánh diện tích và dân số Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác.

+ Biết các loại đường giao thông từ Thành phố Hồ Chí minh đi tới các tỉnh khác.

24
25 Thành phố Cần Thơ – Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ

+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,bên sông Hậu

+ Trung tâm kinh tế ,văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.

– Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (Lược đồ)

– HS học tốt : Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chống trở thành trung tâm kinh tế ,văn hoá khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.

25
26 Ôn tập – Chỉ hoặc điền đúng vị trí đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam Bộ,  sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.

– Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ ,đồng bằng Nam Bộ.

– Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ dô Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh,Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố này

– Học sinh học tốt: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.

26 Không yêu cầu hệ thống đặc điểm, chỉ nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ
27 Dải đồng bằng duyên hải miền Trung – Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình,khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung :

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với các cồn cát và đầm phá

+ Khí hậu :mùa hạ,tại đây thường khô,nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt;có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam:khu vực phía bắc dãy bạch Mã có mùa đông lạnh

– Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ)tự nhiên Việt Nam.

– Học sinh học tốt:

+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp:do núi lan ra sát biển,sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.

+ Xác định trên bản đồ dải núi Bạch Mã,khu vực Bắc,Nam dãy Bạch Mã.

* GD BVMT:

-Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống

-Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên  của ĐBDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và HĐSX).

27
28 Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung – Biết người Kinh ,người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền trung.

– Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất;trồng trọt ,chăn nuôi,đánh bắt ,nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,…

– HS học tốt: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa ,mía và làm muối;khí hậu nóng,có nguồn nước,ven biển.

28
29 Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo) – Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu  của người dân ở đồng bằng duyên hải miền trung:

+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền trung rất phát triển.

+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sữa chữa tàu thuyền.

– KKHS:

+ Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sữa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền trung:: trồng nhiều mía,  nghề đánh cá trên biển.

+ Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển : cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá.

GD BVMT: Vai trị, ảnh hưởng to lớn của sơng ngịi đối với đời sống của con người (đem lại ph sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất v đời sống). Qua đĩ thấy được tầm quan trọng của hệ thống đ v gio dục ý thức trch nhiệm trong việc gĩp phần bảo đ điều – những cơng trình nhn tạo phục vụ đời sống

29
30 Thành phố Huế – Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế

+ Thành phố Huế từng là kinh đô  của nước ta thời Nguyễn.

+ Thiên nhiên đẹp với nhiều kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.

+ Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ( lược đồ).

30
31 Thành phố Đà Nẵng – Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:

+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.

+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.

+ Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ( lược đồ)

– KKHS: Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.

31
32 VÙNG BIỂN VIỆT NAM Biển, đảo và quần đảo – Nhân biết được vị trí của biểnĐông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ( lược đồ) : vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

– Biết sơ lược về vùng biển, đảo và vùng đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.

– Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng ,muối.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

KKHS:

+ Biết biển Đông bao bộc những phần nào của đất liền nước ta.

+ Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quý, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

GD BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở biển, đảo và quần đảo (vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp)

32
33 Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam – Kể tên mộtsố hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo ( hải sản, dầu khí,, du lịch, cảng biển,…).

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối,…

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

+ Phát triển du lịch.

– Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.

– KKHS:

+ Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt tới tiêu thụ hải sản.

+ Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.

*GD BVMT:

-Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở biển, đảo và quần đảo

+ Khai thác dầu khí, cát trắng

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

33
34 Ôn tập – Chỉ được trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:

+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.

+ Một số thành phố lớn.

+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính..

– Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng,.

– Hệ thống tên một số dân tộcở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đòng bằng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

– Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở vùng núi: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển , đảo.

34 Không yêu cầu hệ thống lại các đặc điểm, chỉ nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố, tên một số dân tộc, một số hoạt động sản xuất chính ở Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên…
35 Kiểm tra định kì cuối HK II Kiểm tra định kì CHK2 35

 

  1. Môn: Thể dục
 

Tuần,

tháng

 

Chương trình sách giáo khoa

 

 

Nội dung điều chỉnh, bổ sung

(nếu có)

Ghi

chú

Chủ  đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần dạt/

Chuẩn KTKN

Tiết học/

Thời lượng

   
1  

 

 

 

 

 

 

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

Giới thiệu nội dung chương trình môn học và một số nội qui yêu cầu tập luyện. Trò chơi “ Chuyền bóng tiếp sức”. Nắm được chương trình môn học và một số nội qui yêu cầu tập luyện.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 1/1 tiết    
Tập hợp hàng dọc,hàng ngang đứng nghỉ, đứng nghiêm, Trò chơi “ chạy tiếp sức”. Biết Tập hợp hàng dọc,hàng ngang đứng nghỉ, đứng nghiêm Tham gia được trò chơi. Tiết 2/1 tiết    
2 Quay phải, Trái, quay sau, Dàn hàng, dồn hàng..Trò chơi “ Thi8 xếp hàng”. Biết cách Quay phải, Trái, quay sau, Dàn hàng, dồn hàng

Tham gia được trò chơi.

Tiết 3/1 tiết    
Đi thường theo nhịp..Quay sau .Trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”. Biết Đi thường theo nhịp..Quay sau

Tham gia được trò chơi.

Tiết 4/1 tiết    
3 Đi thường theo nhịp, quay sau .Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. Biết Đi thường theo nhịp..Quay sau

Tham gia được trò chơi.

Tiết 5/1Tiết    
Đi theo nhịp vòng phải  trái. Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”. Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái

Tham gia được trò chơi.

Tiêt 6/1Tiết    
4 Đi theo nhịp vòng phải  trái

Trò chơi “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”.

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái

Tham gia được trò chơi.

Tiết 7/ 1 tiết    
Đi theo nhịp vòng phải  trái

Trò chơi :”Bỏ khăn”

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái

Tham gia được trò chơi.

Tiết 8/1Tiết    
5

 

Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”. Biết Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau

Tham gia được trò chơi.

Tiết 9/1 tiết    
Đi theo nhịp vòng phải  trái, đổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi :”Bỏ khăn”

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 10/1tiết    
6 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. Đi theo nhịp vòng phải  trái, dổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi “ Kết bạn”.

Biết Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp

Tham gia được trò chơi.

Tiết 11/1tiết    
Đi theo nhịp vòng phải  trái, dổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi “ Ném trúng đích”.

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 12/1tiết    
7 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. Đi theo nhịp vòng phải  trái, dổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi “ Kết bạn”.

Biết Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp

Tham gia được trò chơi.

Tiết 13/1tiết    
Đi theo nhịp vòng phải  trái, dổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi “ Ném trúng đích”.

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 14/ 1tiết    
8 Quay sau. Đi theo nhịp vòng phải  trái, dổi chân khi đi sai nhịp.

Trò chơi “ Ném trúng đích”.

Biết Đi thường theo nhịp..vòng phải ,trái, đổi chân khi đi sai nhịp.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 15/1 tiết    
Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 16/1 tiết    
9 BÀI THỂ DỤC Động tác vươn thở tay  chân và của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở ,tay,chân của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 17/1 tiết    
Động tác vươn thở, tay, chân và Bụng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 18/1 tiết    
10 Động tác vươn thở, tay, chân , Bụng, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 19/1 tiết    
Động tác vươn thở, tay, chân , Bụng, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 20/1 tiết    
11  

 

 

 

 

 

 

 

BÀI THỂ DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ôn:Động tác vươn thở, tay, chân , Bụng, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 21/1 tiết    
Ôn:Động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Kết bạn”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 22/1 tiết    
12 Động tác vươn thở, tay, chân, bụng, toàn thân và Thăng bằng, của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 23/1 tiết    
Động tác vươn thở, tay, chân, bụng, toàn thân , Thăng bằng,và Nhảy của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 24/1 tiết    
13 Động tác vươn thở, tay, chân, bụng, toàn thân , Thăng bằng Nhảy và Điều hòa của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ Chim về tổ”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 25/1 tiết    
Bài thể dục phát triển chung.  Trò chơi “ Chim về tổ”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 26/1 tiết    
14 Bài thể dục phát triển chung.  Trò chơi “ Đua ngựa”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 27/1 tiết    
Bài thể dục phát triển chung.  Trò chơi “ Đua ngựa”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 28/1 tiết    
15 Bài thể dục phát triển chung.  Trò chơi “ Thỏ nhảy”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 29/1 tiết    
Bài thể dục phát triển chung.  Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Thực hiện đúng kỹ thuật Động tác vươn thở, tay, Chân, Bụng,Toàn thân, Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa của bài thể dục phát triển chung

Tham gia được trò chơi.

Tiết 30/1 tiết    
16  

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ RLKN

TTCB

Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chóng hong, dang ngang, Trò chơi “lò cò tiếp sức” Thực hiện kỹ thuật Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chóng hong, dang ngang,

Tham gia được trò chơi.

Tiết 31/ 1 tiết    
. Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chóng hong, dang ngang, Trò chơi “Nhảy lướt sóng” Thực hiện kỹ thuật Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chóng hong, dang ngang,

Tham gia được trò chơi.

Tiết 32/ 1 tiết    
17 Đi kiễng gót 2 tay chóng hong Trò chơi “Nhảy lướt sóng” Thực hiện kỹ thuật Đi theo vạch kẻ thẳng(kiễng gót) 2 tay chóng hong, dang ngang,

Tham gia được trò chơi.

   
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi “Nhảy lướt sóng” Biết Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, Đi nhanh chuyển sang chạy Tham gia được trò chơi. Tiết 33,34/

2 tiết

   
18 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng Đi nhanh chuyển sang chạy.

Trò chơi “ Chạy theo hình tam giác”.

Biết Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, Đi nhanh chuyển sang chạy Tham gia được trò chơi. Tiết 35/ 1 tiết    
Sơ kết học kì 1

Trò chơi “ Chạy theo hình tam giác”.

Nhớ lại được những nội dung đã học ở học kỳ 1 Tiết 36/ 1 tiết    
19 Đi vượt chướng ngại vật thấp; Trò chơi “ Chạy theo hình tam giác”. Thực hiện đúng kỹ thuật Đi vượt chướng ngại vật thấp

Tham gia được trò chơi.

Tiết 37/ 1 tiết    
Đi vượt chướng ngại vật thấp; Trò chơi “ Thăng bằng”. Thực hiện đúng kỹ thuật Đi vượt chướng ngại vật thấp

Tham gia được trò chơi.

Tiết 38/ 1 tiết    
20 Đi chuyển hướng phải trái.Trò chơi “ Thăng bằng”. Thực hiện đúng kỹ thuật Đi chuyển hướng phải trái

Tham gia được trò chơi.

Tiết 39/ 1 tiết    
Đi chuyển hướng phải trái.Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”. Thực hiện đúng kỹ thuật Đi chuyển hướng phải trái

Tham gia được trò chơi.

Tiết 40/ 1 tiết    
21  

 

 

 

 

 

 

 

RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KNVĐCB

Đi chuyển hướng phải trái.Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”. Thực hiện đúng kỹ thuật Đi chuyển hướng phải trái

Tham gia được trò chơi.

Tiết 41/ 1 tiết    
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”. Thực hiện đúng kỹ thuật Nhảy dây kiểu chụm hai chân.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 42/ 1 tiết    
22 Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “Đi qua cầu”. Thực hiện đúng kỹ thuật Nhảy dây kiểu chụm hai chân.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 43/ 1 tiết    
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “Đi qua cầu”. Thực hiện đúng kỹ thuật Nhảy dây kiểu chụm hai chân.

Tham gia được trò chơi.

Tiết 44/ 1 tiết    
23 Bật xa..trò chơi “Con sâu đo” Thực hiện đúng kỹ thuật Bật xa Tham gia được trò chơi. Tiết 45/ 1 tiết    
”. Bật xa.trò chơi “Con sâu đo” Thực hiện đúng kỹ thuật Bật xa Tham gia được trò chơi. Tiêt 46/ 1 tiết    
24 Phối hợp chạy nhảy và mang vác .Trò chơi “Con sâu đo” Thực hiện đúng kỹ thuật Phối hợp chạy nhảy và mang vác

Tham gia được trò chơi.

Tiết 47/ 1 tiết    
”. Phối hợp chạy nhảy và mang vác .Trò chơi “Con sâu đo” Thực hiện đúng kỹ thuật Phối hợp chạy nhảy và mang vác Tiết 48/ 1 tiết    
25 Phối hợp chạy nhảy và mang vác .Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” Thực hiện đúng kỹ thuật Phối hợp chạy nhảy và mang vác Tiết 49/ 1 tiết  
Phối hợp chạy nhảy và mang vác .               Thực hiện đúng kỹ thuật Phối hợp      Tiết 50/1 tiết

chạy nhảy và mang vác

Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”    Tham gia được trò chơi.

26 Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” Thực hiện đúng kỹ thuật Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người Tham gia được trò chơi. Tiết 51/ 1 tiết    
Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ Thực hiện đúng kỹ thuật Nhảy dây kiểu chân trước chân sau”    Tham gia được trò chơi. Tiết 52/ 1 tiết    
27  

 

MÔN TỰ CHỌN(ĐÁ CẦU)

Di chuyểnTung và bắt bóng Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi “Dẫn bóng” Thực hiện đúng kỹ thuật Di chuyểnTung và bắt bóng Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Tham gia được trò chơi. Tiết 53/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng”

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 54/ 1 tiết    
28 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng”

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 55/1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng”

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 56/ 1 tiết    
29 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 57/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 58/ 1 tiết    
30 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Dẫn bóng

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 59/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Làm quen kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Tham gia được trò chơi.

Tiết 60/ 1 tiết    
31  

 

 

MÔN TỰ CHỌN(ĐÁ CẦU)

Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Làm quen kỹ thuật chuyền cầu Tham gia được trò chơi. Tiết 61/1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân kỹ thuật chuyền cầu

Tham gia được trò chơi.

 

Tiết 62/ 1 tiết    
32 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân kỹ thuật chuyền cầu

Tham gia được trò chơi.

 

Tiết 63/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân kỹ thuật chuyền cầu

Tham gia được trò chơi.

 

Tiết 64/ 1 tiết    
33 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân kỹ thuật chuyền cầu

Tham gia được trò chơi.

 

Tiết 65/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Làm quen kỹ thuật phát cầu chính diện

Tham gia được trò chơi.

 

Tiết 66/ 1 tiết    
34 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật phát cầu chính diện

Tham gia được trò chơi

 

Tiết 67/ 1 tiết    
Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật phát cầu chính diện

Tham gia được trò chơi

 

Tiết 68/ 1 tiết    
35 Môn tự chọn ; Đá cầu

Trò chơi “Thi đá cầu”

Thực hiện được kỹ thuật phát cầu chính diện

Tham gia được trò chơi

 

Tiết 69/ 1 tiết    
Tổng kết năm học. Trò chơi. “Thi đá cầu Thực hiện được kỹ thuật phát cầu chính diện

Nhớ lại các nội dung cả năm học

Tham gia được trò chơi

 

Tiết 70/ 1 tiết    

 

  1. Môn: Âm nhạc
7.     Tháng/

8.     tuần

Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Ghi chú
Tên chủ đề/

Thời lượng

Tên bài học Yêu cầu cần đạt
Tháng 9 Tuần 1 Chủ đề 1:

Việt Nam đất nước hòa bình

(4 tiết)

– Học hát: Bài Em yêu hòa bình

– Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3

 

– Hát: Hát đúng giai điệu và lời ca. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc Thể hiện bài hát với tính chất tươi vui – vừa phải, trong sáng. Nêu nội dung, ý nghĩa bài hát. Rút ra bài học và thái độ của bản thân. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc: đọc đúng cao độ, trường độ kết hợp gõ đệm hoặc kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– KCAN: Nêu được ý nghĩa của câu chuyện. Rút ra được bài học. Kể tóm tắt được nội dung câu chuyện.

– Nhớ các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.

– Nhận biết tên nốt; biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu.

– Biết giá trị độ dài hình nốt trắng. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng

Tuần 2 – Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình

– Bài tập cao độ và tiết tấu.

 

Tuần 3 – Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ

– Giới thiệu hình nốt trắng. Bài tập tiết tấu.

 

Tuần 4 – Tập đọc nhạc: TĐN số 1: Son la son

– Ôn tập chủ đề 1

 

Tháng 10 Tuần 5  

Chủ đề 2:

Quê hương

tươi đẹp

(4 tiết)

– Học hát: Bài Bạn ơi lắng nghe – Hát: hát đúng giai điệu và lời ca. Biết đây là bài dân ca Bana. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc. Thể hiện bài hát với tính chất tha thiết, hồn nhiên và cảm nhận được tình cảm của bài. Nêu nội dung, ý nghĩa bài hát. Rút ra bài học và thái độ của bản thân. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể. Bước đầu biết thể hiện tình cảm bài hát qua nét mặt và hát diễn cảm.

– Tập đọc nhạc: đọc đúng cao độ, trường độ kết hợp gõ đệm hoặc kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Nêu được tên và một vài đặc điểm của nhạc cụ; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của nhạc cụ; nhận biết được một số nhạc cụ khi xem biểu diễn.

 

Tuần 6 – Ôn tập bài hát: Bạn ơi lắng nghe. Tập thể hiện tình cảm của bài hát

 

Tuần 7  

 

– Tập đọc nhạc: TĐN số 2: Nắng vàng

 

– Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc

 

Tuần 8  

 

– Ôn tập chủ đề 2

Tháng 11 Tuần 9 Chủ đề 3:

Tự hào là đội viên

(4 tiết)

– Học hát: Bài Khăn quàng thắm mãi vai em

 

– Hát: đúng giai điệu và lời ca bài Khăn quàng thắm mãi vai em. Thể hiện bài hát với tính chất nhịp nhàng, vui tươi và cảm nhận được tình cảm của bài hát. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, nêu nội dung, ý nghĩa bài hát. Rút ra bài học và thái độ của bản thân. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, thể hiện đúng cao độ, trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Nghe nhạc : Nêu được tên bài hát nghe nhạc. Nêu cảm nhận về tác phẩm được nghe hoặc sự tưởng tượng hình ảnh khi nghe nhạc. Biết vận động theo tác phẩm được nghe.

– Bước đầu biết thể hiện tình cảm bài hát qua nét mặt và hát diễn cảm.

 

.
Tuần 10 – Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em.

 

 

Tuần 11 – Tập đọc nhạc: TĐN số 3

Cùng bước đều

– Nghe nhạc: Bài Trên ngựa ta phi nhanh

 

Tuần 12  

– Tập hát diễn cảm

– Ôn tập chủ đề 3

 

Tháng 12 Tuần 13 Chủ đề 4:

Em yêu làn điệu dân ca

 (3 tiết)

 

 

– Học hát: Bài Cò lả

 

– Hát đúng giai điệu và lời ca bài Cò lả. – Thể hiện bài hát với tính chất vừa phải, phóng khoáng. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, nêu nội dung, ý nghĩa của lời bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra bài học và thái độ của bản thân qua bài hát. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc : Đọc đúng tên nốt, thể hiện đúng cao độ, trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Nghe nhạc : Nêu tên bài hát được nghe. Nêu cảm nhận về tác phẩm được nghe hoặc sự tưởng tượng khi nghe nhạc. Biết vận động theo tác phẩm được nghe.

 

 

 

Tuần 14  

– Ôn tập bài hát: Cò lả

 

– Tập đọc nhạc: TĐN số 7: Đồng lúa bên sông

 

 

 

 

Tuần 15  

 

– Nghe nhạc: Trống cơm

– Ôn tập chủ đề 4

Tuần 16  

– Học hát

tự chọn

( 1 tiết)

 

 

– Học hát tự chọn

 

– Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát; nhớ tên bài hát, tác giả và nêu được nội dung, ý nghĩa của bài hát. Biết hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm và bộ gõ cơ thể.
Tháng 1 Tuần 17 Ôn tập học kì I

( 2 tiết)

Ôn tập các bài hát và Tập đọc nhạc đã học ở học kì I

 

– Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của học Hát và Tập đọc nhạc.

– Kiểm tra, đánh giá cuối KHI.

Tuần 18 Ôn tập các bài hát và Tập đọc nhạc đã học ở học kì I

 

Tuần 19 Chủ đề 5:

Mùa xuân Yêu thương

(4 tiết)

 

 

– Học hát: Bài Chúc mừng

 

 

 

– Hát: đúng giai điệu và lời ca bài Chúc mừng. Biết đây là bài hát nhạc nước Nga. Thể hiện bài hát với tính chất nhịp nhàng. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, nêu nội dung, ý nghĩa. Rút ra bài học và thái độ của bản thân. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc:  Đọc đúng tên nốt, thể hiện đúng cao độ, trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Biết một số hình thức hát như: đơn ca, song ca, tam ca…

– Biết trình bày bài hát Chúc mừng với nhiều hình thức khác nhau.

 

 

 

 

Tuần 20  

– Ôn tập bài hát: Chúc mừng

 

Tháng 2 Tuần 21 – TĐN số 6: Múa vui

– Một số hình thức trình bày bài hát.

 

Tuần 22 – Trình bày bài hát Chúc mừng với nhiều hình thức.

– Ôn tập chủ đề 5

 

Tuần 23  

 

Chủ đề 6:

Khúc hát gia đình

(4 tiết)

 

 

– Học hát: bài Bàn tay mẹ

 

 

– Hát: hát đúng giai điệu và lời ca. Thể hiện bài hát với tính chất tha thiết và cảm nhận được tình cảm của bài hát. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, nêu nội dung, ý nghĩa bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra bài học và thái độ của bản thân bài hát. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc:  Đọc đúng tên nốt, thể hiện đúng cao độ, trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Nghe nhạc: Nêu cảm xúc về tác phẩm được nghe hoặc tưởng tượng khi nghe nhạc. Biết vận động theo tác phẩm.

– Nhạc cụ tiết tấu: sử dụng nhạc cụ tiết tấu để thể hiện một vài dạng tiết tấu đơn giản và đệm cho TĐN số 5.

 

Tuần 24 – Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ. Tập hát diễn cảm

 

 

 

 

Tháng 3 Tuần 25 – Tập đọc nhạc: TĐN số 5: Hoa bé ngoan

– Nhạc cụ tiết tấu: gõ đệm nhạc cụ tiết tấu TĐN số 5.

 

Tuần 26 – Nghe nhạc: Trích đoạn nhạc không lời.

 

– Ôn tập chủ đề 6

Tuần 27  

 

 

Chủ đề 7:

Loài vật em yêu

 (4 tiết)

 

 

 

 

 

 

 

– Học hát: bài Chú voi con ở Bản Đôn

 

– Hát:  đúng giai điệu và lời ca. Thể hiện bài hát với tính chất hơi nhanh, vui và cảm nhận được tình cảm của bài hát. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc,  nêu nội dung, ý nghĩa bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra bài học và thái độ của bản thân qua chủ đề được học. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Tập đọc nhạc:  Đọc đúng tên nốt, thể hiện đúng cao độ, trường độ. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và kí hiệu nốt nhạc bàn tay Hand Signs.

– Nhạc cụ tiết tấu: sử dụng hai nhạc cụ tiết tấu để hòa tấu một vài dạng tiết tấu đơn giản và đệm hòa tấu cho TĐN số 4.

 

Tuần 28 – Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn

 

Tháng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 5

Tuần 29 – TĐN số 4: Con chim ri

– Nhạc cụ tiết tấu: Hòa tấu hai nhạc cụ tiết tấu gõ đệm TĐN số 4

 

 

Tuần 30 – Ôn tập chủ đề 7
Tuần 31  

 

Chủ đề 8:

Thế giới hòa ca

 (3 tiết)

 

 

 

 

 

 

– Học hát: bài Thiếu nhi thế giới liên hoan

 

 

– Hát:  đúng giai điệu và lời ca bài Chú voi con ở Bản Đôn. Thể hiện bài hát với tính chất hơi nhanh, vui. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc, nêu nội dung, ý nghĩa bài hát và biết hát với các hình thức khác nhau. Rút ra bài học và thái độ của bản thân qua chủ đề được học. Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ họa hoặc vận động cơ thể.

– Nhạc cụ tiết tấu: sử dụng nhạc cụ gõ để thể hiện một vài dạng tiết tấu đơn giản và đệm cho bài hát.

– Nghe nhạc: Nêu cảm xúc về tác phẩm được nghe hoặc tưởng tượng khi nghe nhạc. Biết vận động, vỗ tay, giậm chân… theo tác phẩm.

Tuần 32 – Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan

 

– Nhạc cụ tiết tấu: gõ đệm nhạc cụ tiết tấu cho bài hát

 

Tuần 33 – Nghe nhạc: Nhạc có lời hoặc không lời.

– Ôn tập chủ đề 8

 

 

 

 

34 Ôn tập học kì II

( 2 tiết)

 

– Ôn tập các bài hát và Tập đọc nhạc đã học ở HKII.

 

– Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của học Hát và Tập đọc nhạc.

– Kiểm tra, đánh giá cuối năm học.

 

35 – Ôn tập các bài hát và Tập đọc nhạc đã học ở HKII.

 

 

  1. Môn: Mĩ thuật
 

Tuần

 

Chương trình và sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh,

bổ sung (nếu có)

 

Ghi chú

Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học/ tiết Tiết học/

thời lượng

Mục tiêu cần đạt
1  

 

CĐ1: Màu sắc và họa tiết trang trí. 

(5 tiết)

Tiết 1: Giới thiệu về màu sắc và cách pha màu. 1/5  

– HS có hiểu biết khái quát về màu cơ bản và cách pha màu

 

– Hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong đường diềm, hình vuông, hình tròn

– Trang trí được đường diềm, hình vuông, hình tròn đơn giản

– HS có hiểu biết về kiểu chữ nét đều, vận dụng được vào thực tế khi trưng bày kết quả bài tập hoặc cần kẻ chữ.

HĐ cá nhân
2 Tiết 2: Tạo ngân hàng họa tiết. (Vẽ theo nhạc) 2/5 HĐ nhóm
3 Tiết 3: Trang trí ứng dụng

(thiệp, bìa tập sách, khăn tay…)

3/5 HĐ nhóm
4 Tiết 4: Vẽ màu và làm phong phú sản phẩm. 4/5 HĐ nhóm
5 Tiết 5: Phân tích, diễn giải và đánh giá. 5/5 HĐ nhóm
6  

 

CĐ 2: Đồ vật hình khối.

 

(3 tiết)

Tiết 1: Vẽ đồ vật dạng hình trụ, hình cầu (Vẽ quan sát) 1/3  

– HS hiểu được hình dáng khái quát của các vật mẫu có dạng hình cầu, hình trụ.

– HS biết cáh quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật

– Vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu theo mẫu có từ 1-2 vật mẫu theo quan sát và cảm nhận.

– HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản

HĐ cá nhân
7 Tiết 2: Vẽ đồ vật dạng hình trụ và hình cầu (vẽ biểu cảm + màu) 2/3 HĐ cá nhân
8 Tiết 3: Giao tiếp và đánh giá 3/3 HĐ cá nhân, nhóm
9  

CĐ 3: Vẽ tranh tĩnh vật.

 

(3 tiết)

Tiết 1: Vẽ lọ hoa và quả (biểu cảm – nét) 1/3 – HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật.

– Vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu theo mẫu có từ 1-2 vật mẫu theo quan sát và cảm nhận.

– Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các búc tranh tĩnh vật theo ý thích.

– HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.

10 Tiết 2: Chia sẻ và làm phong phú thêm tranh (tĩnh vật màu) . 2/3 HĐ nhóm
11 Tiết 3: Trưng bày và giao tiếp nhận xét 3/3
12  

 

CĐ 4: Tạo dáng và trang trí đồ vật.

(5 tiết)

 

Tiết 1: Tạo ngân hàng hình ảnh hoa lá. 1/5  

– HS biết cách quan sát và vẽ được họa tiết hoa lá từ mẫu trong thiên nhiên theo cảm nhận.

– Hiểu vẻ đẹp về hình dáng, trang trí lọ hoa, chậu cảnh.

– Biết cách vẽ biểu cảm, trang trí lọ hoa, chậu cảnh theo ý thích.

– Phát triển khả năng tạo hình, sáng tạo của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các sản phẩm tự tạo dáng và trang trí.

– HS phát trển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.

HĐ cá nhân, nhóm
13  Tiết 2: Vẽ lọ hoa (biểu cảm). 2/5 HĐ cá nhân, nhóm
14 Tiết 3: Chia sẻ hình ảnh và làm phong phú thêm lọ hoa. 3/5

 

HĐ nhóm
15 Tiết 4: Tạo hình 3D những hoa giấy (bìa cứng, giấy màu).  

4/5

HĐ nhóm
16 Tiết 5: Tạo ra cửa hàng bán hoa giấy – Giao tiếp đánh giá.  

5/5

HĐ nhóm
17  

 

CĐ 5: 

Quê hương em.

(4 tiết)

Tiết 1 : Tạo ngân hàng hình ảnh Về cây xanh. 1/4  

– HS biết phát hiện những vẻ đẹp phong phú, đa dạng của phong cảnh và những sinh hoạt của con người ở quê hương và môi trường xung quanh.

– HS biết vẽ và vẽ được cây, các hoạt động của con người trong sinh hoạt hằng ngày và trong các dịp lễ hội của quê hương.

-HS phát huy khả năng biểu đạt cá nhân, năng lực hoạt động nhóm và diễn đạt bằng lời

HĐ nhóm
18 Tiết 2: Xây dựng đề tài Phong cảnh, sinh hoạt, lễ hội. 2/4 HĐ nhóm
19 Tiết 3: Chia sẻ nội dung và vẽ màu câu chuyện. 3/4 HĐ nhóm
20 Tiết 4: Phân tích diễn giải và đánh giá. 4/4 HĐ nhóm
21  

 

CĐ 6:

Chúng em và thế giới động vật thân quen.

(5 tiết)

Tiết 1: Tạo ngân hàng hình ảnh về con vật. 1/5  

– HS hiểu biết những đặc điểm hình dáng các con vật thân quen gần gũi.

– HS vẽ, xé dán, hoặc nặn, tạo dáng được những con vật, dáng người và các loại ô tô quen thuộc

 

– HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích và thân thiện vối các em

 

– HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân

HĐ cá nhân, nhóm
22 Tiết 2: Sáng tác tranh chủ đề Con vật 2/5 HĐ nhóm
23 Tiết 3: Chia sẻ và làm phong phú thêm chủ đề. 3/5 HĐ nhóm
24 Tiết 4: Tạo dáng con vật bằng vật liệu đất nặn. 4/5 HĐ nhóm
25 Tiết 5: Giao tiếp nhận xét sản phẩm. 5/5 HĐ nhóm
26  

 

CĐ 7: Hoạt động ở trường em.

 

(5 tiết)

Tiết 1: Tạo ngân hàng hình ảnh về dáng người.  

1/5

 

– Học sinh có những hiểu biết về các hoạt động ở trường cùng với các hình ảnh thầy cô, bạn bè, trường học…các hình ảnh an toàn giao thông quen thuộc với các em khi đi học.

– Hiểu được hình dáng cơ bản của con người trong các hoạt động cụ thể.

– Phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính em ở trường, ở nhà hoặc ở nơi công cộng…

– Phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.

HĐ cá nhân, tập thể
27 Tiết 2: Sáng tác tranh theo chủ đề Trường em, an toàn giao thông, vui chơi…  

2/5

HĐ tập thể
28 Tiết 3: Chia sẻ nội dung câu chuyện.  

3/5

HĐ tập thể
29 Tiết 4: Vẽ màu và làm phong phú thêm câu chuyện.  

4/5

HĐ nhóm
30 .Tiết 5: Trưng bày và thuyết trình bức tranh. 5/5 HĐ nhóm
 

31

 

 

CĐ 8: Thưởng thức và trải nghiệm 

cùng tác phẩm 

Mĩ thuật.

 

(4 tiết)

Tiết 1: Giới thiệu sơ lược về tác phẩm và tác giả.  

1/4

 

– HS biết phân tích tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu…

– HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, các buổi trình bày về tác phẩm và các buổi triển lãm.

– HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mỉnh tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.

 

HĐ cá nhân hoặc nhóm

 

32

Tiết 2: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian Việt Nam.  

2/4

HĐ cá nhân hoặc nhóm
 

33

Tiết 3: Xây dựng câu chuyện dựa theo tác phẩm (chọn một tác phẩm có sẵn của hoạ sĩ hoặc thiếu nhi bất kỳ).  

3/4

 

HĐ nhóm

 

34

Tiết 4: Thuyết trình hoặc sắm vai các nhân vật.  

4/4

 

HĐ nhóm

 

35

 

CĐ 9: Trưng bày, tổng kết.

(1 tiết)

Trưng bày chia sẻ tác phẩm.  

1/1

– HS hiểu được cái đẹp từ các tác phẩm.

– Hiểu được các nhóm tác phẩm theo các chủ đề khác nhau.

– Biết chia sẻ những hiểu biết của bản thân về một tác phẩm.

HĐ nhóm

 

  1. Môn: Kĩ thuật
Tuần, tháng   Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

 

Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt/ Chuẩn KTKN Tiết học/

thời lượng

1. Chương 1: KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU Vật liệu , dụng cụ cắt, khâu, thêu –           

  HS Giúp HS biết đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu và thao tác xâu chỉ vào kim.

Tiết 1/2 tiết
2. Vật liệu , dụng cụ cắt, khâu, thêu – Giúp HS tìm hiểu về cấu tạo và công dụng của kim, thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ Tiết 2
3. Cắt vải theo đường vạch dấu – HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vài theo đường vạch dấu Tiết 1/1 tiết
4. Khâu thường  Giúp HS biết cách cầm vải. cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu Tiết 1/2 tiết
5. Khâu thường   Giúp HS biết cách cầm vải. cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu Tiết 2
6. Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng  mũi khâu thường . Các mũi khâu đều, không bị dún. Tiết 1/2 tiết
7. Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường    HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng  mũi khâu thường . Các mũi khâu đều, không bị dún. Tiết 2
8. Khâu đột thưa     HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đều, không bị dún Tiết 1/2 tiết
9. Khâu đột thưa      HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đều, không bị dún Tiết 2
10. Khâu thường đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa      HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đều, không bị dún Tiết 1/3 tiết
11. Khâu thường đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa      HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đều, không bị dún Tiết 2
12. Khâu thường đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa      HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu đều, không bị dún Tiết 3
13. Thêu móc xích       Hs biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.

– Thêu được các mũi thêu móc xích các mũi thêu tạo những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu đơn giản).

Tiết 1/2 tiết
14. Thêu móc xích    Hs biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.

– Thêu được các mũi thêu móc xích các mũi thêu tạo những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu đơn giản).

Tiết 2
15. Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn     Hoïc sinh sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thamh2 sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khạu, thêu đã học.( Với HS khéo tay : vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh). Bieát caùch thöïc hieän và hoàn thành sản phẩm. Tiết 1/4 tiết
16. Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn Hoïc sinh sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thamh2 sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khạu, thêu đã học.( Với HS khéo tay : vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh). Bieát caùch thöïc hieän và hoàn thành sản phẩm. Tiết 2
17. Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn Hoïc sinh sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thamh2 sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khạu, thêu đã học.( Với HS khéo tay : vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh). Bieát caùch thöïc hieän và hoàn thành sản phẩm. Tiết 3
18. Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn Hoïc sinh sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thamh2 sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khạu, thêu đã học.( Với HS khéo tay : vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh). Bieát caùch thöïc hieän và hoàn thành sản phẩm. Tiết 4
19. Chương 2: KĨ THUẬT TRỒNG RAU, HOA Ích lợi của việc trồng rau, hoa Hoïc sinh biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. Bieát liên hệ thực tiển về lợi ích của việc trồng rau, hoa. Yeâu thích công việc trồng rau, hoa.. Tiết 1/1 tiết
20. Vật liệu, dụng cụ trồng cây rau, hoa Biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa Tiết 1/1 tiết
21. Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa -HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.Biết liên hệ thực tiển về ành hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật. Tiết 1/1 tiết
22. Trồng cây rau, hoa  Học sinh biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đêm trồng. Biết cách trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. Tiết 1/2 tiết
23. Trồng cây rau, hoa Học sinh biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đêm trồng.   Biết cách trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. Tiết 2
24. Chăm sóc cây rau, hoa  Học sinh biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Tiết 1/2 tiết
25. Chăm sóc cây rau, hoa Học sinh biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Tiết 2
26. Chương 3: LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật Học sinh biết tên gọi, hình dạng  của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.  Sử dụng được cờ lê, tua, vít để lắp, tháo các chi tiết . Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. Tiết 1/1 tiết
27. Lắp cái đu  HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. Làm được cái đu theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng). Tiết 1/2 tiết
28. Lắp cái đu HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. Làm được cái đu theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được cái đu theo mẫu. Đu lắp được tương đối chắc chắn. Ghế đu dao động nhẹ nhàng). Tiết 2
29. Lắp xe nôi HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi. Làm được xe nôi theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được xe nôi theo mẫu). Tiết 1/2 tiết
30. Lắp xe nôi HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi. Làm được xe nôi theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được xe nôi theo mẫu Tiết 2
31. Lắp ô tô tải HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ô tô tải . Làm được ô tô tải theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được theo mẫu,  lắp được ô tô tải tương đối chắc chắn, dao động nhẹ nhàng). Tiết 1/2 tiết
32. Lắp ô tô tải HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ô tô tải . Làm được ô tô tải theo mẫu.( Đối với học sinh khéo tay: Làm được theo mẫu,  lắp được ô tô tải tương đối chắc chắn, dao động nhẹ nhàng). Tiết 2
33. Lắp ghép mô hình tự chọn HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.Lắp được tương đối chắc chắn, dao động nhẹ nhàng. Tiết 1/3 tiết
34. Lắp ghép mô hình tự chọn HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.Lắp được tương đối chắc chắn, dao động nhẹ nhàng. Tiết 2
35. Lắp ghép mô hình tự chọn HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.Lắp được tương đối chắc chắn, dao động nhẹ nhàng. Tiết 3

 

  1. Môn: Anh văn
TUẦN Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học/ Chủ đề học tập Tên bài học/ Nội dung học tập Tiết /

Thời lượng

Yêu cầu cần đạt Nội dung điều chỉnh, bổ sung Thời gian thực hiện Ghi chú
Năm học 2022-2023
1.       ME AND MY FRIENDS Introduction to English book 4 1 – Getting the structure of the book “English 4” &some classroom language Từ

5/09/2022

Đến 9/09/2022

Tích hợp phát triển NL Ngôn ngữ
UNIT 1. Nice to see you again Lesson 1 1   – Greeting and responding to greetings formally

– Saying and responding to goodbye

 
UNIT 1. Nice to see you again Lesson 2 2
2.       ME AND MY FRIENDS UNIT 1. Nice to see you again Lesson 3 3 Từ

12/ 9/ 2022

Đến

16/9/ 2022

UNIT 1. Nice to see you again Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
UNIT 2.

I’m from Japan

Lesson 1 1  

 

– Asking and answering questions about where someone is from

 

– Asking and answering questions about one’s  nationality

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tích hợp nâng cao PC Yêu nước

 

3.       ME AND MY FRIENDS UNIT 2.

I’m from Japan

Lesson 2 2  

Từ

19/09/2022

Đến

23/09/2022

UNIT 2.

I’m from Japan

Lesson 3 3
UNIT 2.

I’m from Japan

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
4.        

ME AND MY FRIENDS

UNIT 3. What day is it to day? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about the days of the week

–  Asking and answering questions about weekly activities

Từ

26/09/2022

Đến

30/09/2022

Tích hợp phát triển NL Chăm chỉ
UNIT 3. What day is it to day? Lesson 2 2
UNIT 3. What day is it to day? Lesson 3 3
5.       ME AND MY FRIENDS UNIT 3. What day is it to day? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

03/10/2022

Đến

7/10/2022

UNIT 4. When’s your birthday? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about dates

– Asking and answering questions about someone’s birthday

Tích hợp phát triển NL Giao tiếp
UNIT 4. When’s your birthday? Lesson 2 2
6.       ME AND MY FRIENDS

 

 

UNIT 4. When’s your birthday? Lesson 3 3 Từ

10/10/2022

Đến

14/10/2022

UNIT 4. When’s your birthday? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
UNIT 5.

Can you swim?

Lesson 1 1 – Asking and answering questions about what someone can/cannot do

–  Asking and answering questions about whether someone can do something

 

 

 

 

 

 

Tích hợp nâng cao PC Nhân

ái

7.        

ME AND MY FRIENDS

UNIT 5.

Can you swim?

Lesson 2 2 Từ

17/10/2022

Đến

21/10/2022

UNIT 5.

Can you swim?

Lesson 3 3
UNIT 5.

Can you swim?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
8.       ME AND MY FRIENDS

 

 

Review 1 Language

focus

1 – Revising the phonics, vocabularies and sentences pattern from unit 6 to unit 10 Từ

24/10/2022

Đến

28/10/2022

Tích hợp nâng cao NL Tự chủ và tự học
Review 1 Part 1.2.3.4.5 1  

– Listening, reading and identifying specific

Short Story Cat and Mouse 1 Reading, listening & understanding a short story  

 

 

9.       ME AND MY SCHOOL UNIT 6. Where’s your school? Lesson 1

 

1 Asking and answering questions about where a school is

–  Asking and answering questions about what class someone is in

Từ

31/11/2022

Đến

04/11/2022

Tích hợp phát triển NL quan sát và mô tả về chủ đề trường học
UNIT 6. Where’s your school? Lesson 2 2
UNIT 6. Where’s your school? Lesson 3 3
10.   ME AND MY SCHOOL

 

UNIT 6. Where’s your school? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

07/11/2022

Đến

11/11/2022

UNIT 7. What do you like doing? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about what someone likes doing

– Asking and answering questions about someone’s hobbies

   

Tích hợp phát triển NL tìm hiểu và chia sẻ sở thích với bạn

UNIT 7. What do you like doing? Lesson 2 2
11.   ME AND MY SCHOOL UNIT 7. What do you like doing? Lesson 3 3 Từ

14/11/2022

Đến

18/11/2022

UNIT 7. What do you like doing? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
UNIT 8.

What subjects do you have today?

Lesson 1 1 – Asking and answering questions about school subjects

– Asking and answering questions about when someone has a subject

 

  Tích hợp phát triển NL Trách nhiệm
12.    

ME AND MY SCHOOL

UNIT 8.

What subjects do you have today?

Lesson 2 2 Từ

21/11/2022

Đến

25/11/2022

UNIT 8.

What subjects do you have today?

Lesson 3 3
UNIT 8.

What subjects do you have today?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
13.   ME AND MY SCHOOL UNIT 9. What are they doing? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about what someone is doing

 

– Asking and answering questions about what people are doing

 

 

 

 

 

 

 

Từ

28/12/2022

Đến

02/12/2022

 

Tích hợp phát triển NL trách nhiệm

 

 

 

UNIT 9. What are they doing? Lesson 2 2
UNIT 9. What are they doing? Lesson 3 3
14.   ME AND MY SCHOOL UNIT 9. What are they doing? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

05/12/2022

Đến

9/12/2022

UNIT 10. Where were you yesterday? Lesson 1 1  – Asking and answering questions about where someone was in the past

– Asking and answering questions about what someone did in the past

   

Tích hợp phát triển NL Giao tiếp và hợp tác

UNIT 10. Where were you yesterday? Lesson 2 2
15.   ME AND MY SCHOOL UNIT 10. Where were you yesterday? Lesson 3 3 Từ 12/12/2022

Đến

16/12/2022

UNIT 10. Where were you yesterday? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
REVIEW 2 Language

focus

1 – Revising the phonics, vocabularies and sentences pattern from unit 6 to unit 10    
16.    

ME AND MY SCHOOL

REVIEW 2 Part 1,2,3,4,5 1 – Listening, reading & identifying specific information or general ideas

– Introducing yourself about name, age , country ,school and abilities

  Từ

19/12/2022

Đến

23/12/2022

 
SHORT STORY Cat and Mouse 1 Reading, listening & understanding a short story    
SEMESTER REVIEW Review 1 Vocabulary & Structure Tích hợp phát triển NL Ngôn ngữ, Trách nhiệm
17.   REVIEW AND TEST SEMESTER REVIEW Review 1 – Identifying school places , subjects , activities

– Asking and answering questions about school place , subjects , activities

  Từ

26/12/2022

Đến

30/12/2022

 
SEMESTER REVIEW Review 2    
END-OF-TERM 2 TEST Test 1 Speaking Test    
18.   REVIEW AND TEST END-OF-TERM 2 TEST Test 1 Listening   Từ

02/01/2023

Đến

06/01/2023

 
END-OF-TERM 2 TEST Test 2  Reading and Writing Test    
Tổng kết HK I    
19.   ME AND MY FAMILY UNIT 11.

What time is it?

Lesson 1 1 – Asking and answering questions about time

– Asking and answering questions about daily routines

Từ

16/01/2023

Đến

20/01/2023

Tích hợp phát triển NL Ngôn ngữ, Trách nhiệm
UNIT 11.

What time is it?

Lesson 2 2
UNIT 11.

What time is it?

Lesson 3 3
20.   ME AND MY FAMILY

 

UNIT 11.

What time is it?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

30/02/2023

Đến

03/02/2023

UNIT 12. What does your father do? Lesson 1 1  

– Asking and answering questions about someone’s job

 

 

 

 

–  Asking and answering questions about places to work

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tích hợp phát triển

NLTrách nhiệm, phẩm chất Nhân ái

 

UNIT 12. What does your father do? Lesson 2 2
21.   ME AND MY FAMILY UNIT 12.

This is my house

 

Lesson 3 3 Từ

06/02/2023

Đến

10/02/2023

UNIT 12. What does your father do? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
UNIT 13. Would you like some milk? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about favourite food and drink

– Offering someone food or drink and accepting/ declining someone’s offer

  Tích hợp nâng cao NL Ngôn ngữ, TNXH
22.   ME AND MY FAMILY

 

UNIT 13. Would you like some milk? Lesson 2 2 Từ

13/02/2023

Đến

17/02/2023

UNIT 13. Would you like some milk? Lesson 3 3
UNIT 13. Would you like some milk? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
23.    

 

ME AND MY FAMILY

 

UNIT 14. What does he look like? Lesson 1 1  

 

– Asking and answering questions about someone’s physical appearance

 

 

 

–   Making comparisons

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ

20/02/2023

Đến

24/02/2023

 

 

Tích hợp nâng cao NL Thể chất

 

 

UNIT 14. What does he look like? Lesson 2 2
UNIT 14. What does he look like? Lesson 3 3
24.   ME AND MY FAMILY UNIT 14. What does he look like? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

27/03/2023

Đến

03/03/2023

UNIT 15. When’s Children’s Day? Lesson 1 1  – Asking and answering questions about when a festival is

– Asking and answering questions about what people do at a festival

   

Tích hợp phát triển NL hiểu TNXH

UNIT 15. When’s Children’s Day? Lesson 2 2
25.   ME AND THE WORLD AROUND UNIT 15. When’s Children’s Day? Lesson 3 3 Từ

06/03/2023

Đến

10/03/2023

UNIT 15. When’s Children’s Day? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
Review 3 Language focus 1 – Revising the phonics, vocabularies and sentences pattern from unit 11 to unit 15    
26.   ME AND THE WORLD AROUND REVIEW 3 Part 1,2,3,4,5 1 – Review about school place , subjects , activities

– Listening, reading and identifying specific information or general ideas

  Từ

13/03/2023

Đến

17/03/2023

 
SHORT STORY Cat and Mouse 1 Reading, listening & understanding a short story    
UNIT16. Let’s go to the bookshop? Lesson 1 1 – Making and responding to suggestions to go somewhere – Asking for and giving reasons for going somewhere Tích hợp phát triển NL Tìm hiểu TNXH

 

 

27.   ME AND THE WORLD AROUND

 

UNIT 16. Let’s go to the bookshop? Lesson 2 2

 

Từ

20/03/2023

Đến

24/03/2023

UNIT 16. Let’s go to the bookshop? Lesson 3 3
UNIT 16. Let’s go to the bookshop? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
28.   ME AND THE WORLD AROUND UNIT 17.

How musch is the T-shirt?

Lesson 1 1 – Asking and answering questions about prices of clothes (singular)

 

– Asking and answering questions about prices of clothes (plural)

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ

27/03/2023

Đến

31/03/2023

Tích hợp phát triển NL Tính toán. Tích hợp phát triển NL Thẩm mỹ
UNIT 17.

How musch is the T-shirt?

Lesson 2 2
UNIT 17.

How musch is the T-shirt?

Lesson 3 3
29.   ME AND THE WORLD AROUND UNIT 17.

How musch is the T-shirt?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

03/04/2023

Đến

07/04/2023

UNIT 18.

What’s your phone number?

Lesson 1 1 – Asking and answering questions about phone numbers

 

– Accepting and declining an invitation

 

Tích hợp phát triển NL Tính toán, Giao tiếp

 

UNIT 18.

What’s your phone number?

Lesson 2 2
30. ME AND THE WORLD AROUND UNIT 18.

What’s your phone number?

Lesson 3 3 Từ

10/04/2023

Đến

14/04/2023

UNIT 18.

What’s your phone number?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
UNIT 19.

What animal do you want to see?

Lesson 1 1  – Asking and answering questions about someone’s desire

–  Expressing reasons

  Tích hợp phát triển NL Tìm hiểu TNXH

 

31. ME AND THE WORLD AROUND UNIT 19.They’re in the park Lesson 2 2 Từ

27/04/2023

Đến

31/04/2023

UNIT 19.

What animal do you want to see?

Lesson 3 3
UNIT 19.

What animal do you want to see?

Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4
32. ME AND THE WORLD AROUND UNIT 20. What are you going to do this summer? Lesson 1 1 – Asking and answering questions about where someone plans to go

– Asking and answering questions about what someone plans to do

  Từ 24/04/2023

Đến

28/04/2023

 

Tích hợp phát triển NL Giao tiếp

Tích hợp PC Yêu nước

UNIT 20. What are you going to do this summer? Lesson 2 2
UNIT 20. What are you going to do this summer? Lesson 3 3
33. ME AND THE WORLD AROUND UNIT 20. What are you going to do this summer? Lesson 1,2,3

(P.4,5,6)

4 Từ

01/05/2023

Đến

05/05/2023

Review 3 Language focus 1 – Revising the phonics, vocabularies and sentences pattern from unit 11 to unit 15
REVIEW 4 Part 1,2,3,4,5 1 – Listening, reading & identifying specific information or general ideas Tích hợp phát triển NL tự chủ và tự học
34. ME AND THE WORLD AROUND SHORT STORY Cat and Mouse 1 Reading, listening & understanding a short story    

Từ

08/05/2023

Đến

12/05/2023

 
REVIEW   1 – Reviewing the phonics, the vocabularies and the sentence patterns from Units 11-20    
REVIEW 2
35. ME AND THE WORLD AROUND END-OF-TERM 2 TEST Test 1 Speaking Test   Từ

15/05/2023

Đến

19/05/2023

 
END-OF-TERM 2 TEST Test 1 Listening, Reading and Writing Test    
TỔNG KẾT NĂM HỌC      

 

 

 

 

 

  1. Môn: Tin học
Tuần,

tháng

Chương trình và sách giáo khoa  

Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

 

Ghi chú
Chủ đề/

Mạch nội dung

Tên bài học Yêu cầu cần đạt/Chuẩn KTKN

 

Tiết học/

thời lượng

1 Người bạn mới Làm quen với máy tính Biết một số công cụ của máy tính.

Biết một số thành phần cơ bản của máy tính.

2
2 Phần cứng máy tính Biết thêm các thiết bị phần cứng của máy tính.

Công dụng của các thiết bị: CPU, Ram, Rom, Đĩa cứng, Nguồn.

2
3 Phần mềm và hệ điều hành Biết về một số hệ điều hành phổ biến.

 

2
4 Lưu trữ dữ liệu quý giá Biết về các thiết bị lưu trữ dữ liệu. 2
5 Thư mục tệp tin và các thành phần khác Biết được thư mục, tệp tin là gì? 2
6 Quản lý thư mục và tệp tin Tạo được và quản lý được các thư mục, tệp tin.

Hiểu cách sử dụng công cụ Windows Explorer.

2
7 Những thiết lập cần thiết cho máy tính Biết một số thiết lập của máy tính qua Control Panel.

Biết về Desktop và một số thiết lập đơn giản cho Desktop.

 

2
8 Vui cùng máy tính Biết được một số công dụng học tập và giải trí của máy tính.

Biết về cuộc thi giải toán Violympic và tiếng Anh IOE.

 

2
9 Hành trang có sẵn Biết được một số ứng dụng có sẵn của hệ điều hành Windows: Máy tính cầm tay, sổ tay, công cụ vẽ Paint, công cụ nén dữ liệu. 2
10 Bảo vệ máy tính của em Biết được một số biện pháp để giữ gìn máy tính và sử dụng máy tính an toàn. 2
11 Họa sĩ nhí Em vẽ cùng máy tính Paint Làm quen với giao diện ứng dụng vẽ Paint trên máy tính. 2
12 Hộp công cụ của em Biết sử dụng các công cụ vẽ có sẳn để vẽ các hình tự động ( Autoshape). 2
13 Vẽ theo mẫu đơn giản Sử dụng thành thạo các công cụ vẽ hình tự động Autoshape để vẽ các hình theo mẫu. 2
14 Vẽ theo mẫu nâng cao Sử dụng thành thạo các công cụ vẽ hình để vẽ các hình. 2
15 Vẽ phong cảnh đơn giản Sử dụng thành thạo các công cụ vẽ hình để vẽ các hình phong cảnh đơn giản

Dùng lệnh Save để lưu hình ảnh dưới dạng Bitmap để chỉnh sửa hình.

2
16 Vẽ phong cảnh nâng cao Củng cố kiến thức và kĩ năng công cụ vẽ hình tự động AutoShape. 2
17 Vẽ tự do Sử dụng thành thạo các công cụ vẽ hình để vẽ các hình theo mẫu nâng cao và củng cố tất cả  kiến thức và kĩ năng công cụ vẽ hình. 2
18 Kiểm tra cuối kỳ 1 Ôn lại kiến thức về những thành phần cơ bản của máy tính và rèn luyện kỹ năng vẽ tranh bằng ứng dụng Paint của máy tính. 2
19 Cơ bản về Internet Internet là gì? Làm quen một số kiến thức cơ bản về internet 2
20 Cùng nhau “lướt web” Biết được thao tác xem thông tin từ internet, sử dụng các nút lệnh cơ bản của trình duyệt. 2
21 Thế giới thật nhiều thông tin Sử dụng  internet để tìm kiếm thông tin. 2
22 Tìm kiếm thông tin chính xác Có kỹ năng tìm kiếm thông tin cần thiết một cách đơn giản và hiệu quả nhất. 2
23 Sử dụng bàn phím máy tính Làm quen với hàng phím cơ sở Bắt đầu sử dụng bàn phím đúng cách.

Làm quen với phần mềm Typing Master Pro.

2
24 Hàng phím trên E, I, R, U, T, O Làm  quen với hàng phím trên của bàn phím.

Thực hành các phím ở hàng phím cơ sở kết hợp với hàng phím trên.

2
25 Hàng phím dưới SHIFT, C, dấu phẩy. Làm  quen với hàng phím dưới của bàn phím.

Thực hành các phím kết hợp.

2
26 Các phím G, H,dấu ngoặc kép và V, N Làm  quen các phím G, H, cách gõ dấu nháy đơn, dấu ngoặc kép, V, N.

Thực hành các phím kết hợp.

2
27 Các phím W, M, Q, P, B, Y Làm  quen các phím W, M, Q, P,B, Y. 2
28 Các phím Z, X và các bài tập thực hành Làm  quen các phím Z, X và tìm hiểu thêm các bài tập khác. 2
29 Các bài tập kiểm tra Biết cách chọn các bài kiểm tra phù hợp để tự đánh giá khả năng sử dụng bàn phím . 2
30 Tìm hiểu về soạn thảo văn bản Soạn thảo văn bản Làm quen với giao diện ứng dụng soạn thảo văn bản Microsoft Word 2010.

Được khám phá các bố cục và tính năng phổ biến trong Microsoft Word 2010.

2
31 Các soạn thảo Tiếng Việt Làm quen với cách gõ dấu tiếng Việt theo kiểu VNI và kiểu TELEX.

Biết sử dụng các công cụ trong soạn thảo văn bản cơ bản.

2
32 Định dạng văn bản của em Biết các thao tác định dạng văn bản cơ bản về kiểu chữ, màu chữ, kích thước chữ, hiệu ứng chữ.

Sử dụng lệnh Save để lưu văn bản.

2
33 Những biểu tượng và hình ảnh Chèn được các ký tự đặc biệt vào trang văn bản.

Chèn được hình ảnh vào trang văn bản.

2
34 Word Art nghĩa là gì ? Biết cách tạo kiểu chữ nghệ thuật để trang trí tựa đề cho văn bản. 2
35 Kiểm tra cuối kỳ 2 Có thể tự đánh giá kết quả học tập môn Tin học sau một học kỳ, cũng như kĩ năng sử dụng các công cụ phần mềm văn phòng soạn thảo văn bản và soạn thảo bài trình diễn. 2

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm).
  3. a) Yêu cầu:

– Đổi mới triệt để phương pháp dạy học, phương pháp quản lý lớp học, đầu tư và áp dụng tốt phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo sự tham gia của tất cả học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực sáng tạo và khả năng của mỗi em. Kế hoạch bài dạy môn học theo yêu cầu chuyên môn và có đồ dùng dạy học phù hợp khi lên lớp.

– Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu bài học thời lượng mỗi lần sinh hoạt tổ ít nhất là 3 giờ. Bồi dưỡng, nâng cao khả năng sử dụng thiết bị dạy học ( sử dụng thành thạo và hiệu quả), sáng tạo trong việc sử dụng làm đồ dùng dạy học.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, soạn giảng giáo án điện tử mỗi học kỳ ít nhất 1 tiết/1GV.

– Vận dụng được những kiến thức, phương pháp giảng dạy tích cực, kỹ năng sư phạm được bồi dưỡng vào giảng dạy. Dạy học phân hoá theo đối tượng học sinh.

  1. b) Biện Pháp:

– Thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 28 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học (Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

– Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học khi lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

– Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn. Thực hiện đầy các hồ sơ sổ sách quy định, phối hợp với tổ trưởng ra đề kiểm tra định kì.

– Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khoẻ, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

– Tích cực phát biểu khi tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để chia sẻ kinh nghiệm.

– Xây dựng thời khóa biểu của lớp phù hợp với kế hoạch giáo dục nhả trường.

– Quản lý đồ dùng dạy học và thiết bị, sử dụng tốt trong giảng dạy.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, các môn học và hoạt động giáo dục, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và các hoạt động khác có liên quan đến các hoạt động giáo dục.

– Thực hiện đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học.

  1. Chỉ tiêu:

– 100% giáo viên  soạn kế hoạch dạy học theo quy định.

– 100% giáo viên và thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học mỗi tháng.

– 100% thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo kế hoạch 02 tuần/01 lần.

– 100% giáo viên dạy phân hoá đối tượng học sinh có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

– 100% giáo viên thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ học sinh trong từng tiết dạy.

– 100% giáo viên ra đề kiểm tra định kì đúng theo ma trận đã được BGH phê duyệt.

– 100% giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn đúng quy đinh, nộp Ban giám hiệu kí duyệt đúng kế hoạch.

– 100% giáo viên trong tổ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

  1. Tổ trưởng

– Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành, Ban giám hiệu đến giáo viên trong tổ kịp thời bằng các hình thức phù hợp.

– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đặc biệt chú ý đến nội dung đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chương trình.

– Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.

– Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo   phân công.

– Tổ chức cho giáo viên xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra định kì, đánh giá , xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Tổng hợp báo cáo kết quả giáo dục của tổ theo kế hoạch chuyên môn.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động Giáo dục tập thể, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác phù hợp học sinh.

  1. Đối với Tổng phụ trách Đội:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh ở tổ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

– Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

– Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

– Tham gia đầy đủ các phong trao do Hội đồng đội tổ chức.

– Thực hiện tốt kế hoạch nuôi heo đất và kế hoạch nhỏ

   Trên đây là Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục Tổ khối 4 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 năm học 2022-2023.

                    DUYỆT  CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

       TỔ TRƯỞNG

  

Phạm Văn Đức