KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ 5_NĂM HỌC 2022-2023

                                                            Phụ lục 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN

LẤP VÒ 1

TỔ KHỐI NĂM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    

Lấp Vò, ngày 17 tháng 10 năm 2022

   

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

 KHỐI LỚP NĂM

Năm học 2022 – 2023

  1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Kế hoạch số 317/KH-TH.TTLV1 ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023;

Kế hoạch số 328/KH-TTLV1 ngày 12 tháng 10 năm 2022 Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2022-2023;

Kế hoạch số 337/KH-TTLV1, ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 năm học 2022 – 2023;

Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh, tổ chuyên môn khối 5 xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục năm học 2022-2023 như sau:

  1. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1.Đội ngũ giáo viên (năm học 2022-2023):

Tổng số : 06 /05 nữ. Trong đó :

– GVCN : 05/04 nữ

– GVBM : 01/01 nữ

– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Đại học : 06 /05 nữ

+ Cao đẳng: 0/0 nữ

+ Tin học : Chứng chỉ A trở lên: 06 /05 nữ

+ Tiếng Anh : Chứng chỉ B: 05/ 04 nữ

– Trình độ chính trị:  06 sơ cấp/ 05 nữ

– Công đoàn viên: 05/04 nữ

– Đảng viên: 04/03 nữ

– Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng thực hiện chương trình phổ thông mới.

Chỉ tiêu cụ thể:

– 100% giáo viên trong khối được phân loại, đánh giá công chức, viên chức từ mức hoàn thành trở lên, không có cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 100% được đánh giá mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

– 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn; 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục được áp dụng từ ngày 01/7/2020, trong đó 100% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; Tin học.

– 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

2.Đặc điểm đối tượng học sinh

  1. Thuận lợi :

– Đa số cha mẹ học sinh đều quan tâm đến các em, hoàn cảnh kinh tế thuận lợi nên việc thực hiện đồng phục đến lớp cũng như dụng cụ học tập của học sinh đầy đủ.

– Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc học tập, có tinh thần yêu thương bạn bè, bảo vệ của công, kính trọng người lớn tuổi và biết giúp đỡ lẫn nhau.

– Có 5 lớp đều học hai buổi/ ngày tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.  Học sinh có điều kiện phát huy năng lực.

  1. Khó khăn :

– Trình độ học sinh trong các lớp chưa đồng đều. Một vài học sinh còn ham chơi, thích tham gia các trò chơi điện tử, chưa có ý thức cao trong việc học tập.

– Các lớp tương đối  đông nên phần nào cũng ảnh hưởng trật tự lớp.

– Một số ít cha mẹ học sinh bận lo kinh tế gia đình nên ít quan tâm theo sát việc học tập của con em, chưa tạo điều kiện tốt về góc học tập ở nhà, chưa quản lý giờ giấc vui chơi của các em.

– Một vài học sinh ở khu vực chợ còn chịu ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội  nên ít nhiều tác động xấu đến đạo đức của học sinh.

– Một số ít phụ huynh quá quan tâm đến việc học của con em nên buộc các em phải đi học thêm suốt (mặc dù trường dạy 2 buổi/ngày) nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em cũng như sự lơ là trong giờ học (do đã được học trước).

  1. Số lượng học sinh :

– Tổng số học sinh trong khối: 246 em – Nữ:  119

  Cụ thể như sau:

Lớp S.số K.tật Hộ nghèo Cận nghèo Khó khăn Lưu ban Đội Mới tuyển Cá biệt Độ tuổi Buổi dạy
10 t 11 t 12 t
5/1 48/27 1/0 0 1/0 1/0 0 48/27 0 0 48/27 0 Hai buổi
5/2 50/22 1/0 1/1 0 2/2 0 50/22 0 2/0 50/22 0 Hai buổi
5/3 50/25 0 0 0 0 0 47/25 1/1 0 50/25 0 Hai buổi
5/4 48/20 0 0 0 0 0 47/20 0 0 47/19 1/1 Hai buổi
5/5 50/25 1/1 1/1 2/1 1/0 0 50/25 0 1/0 50/25 0 Hai buổi
T. cộng 246/

119

3/1 2/2 3/1 4/2 0 245/

119

1/1 3/0 245/

119

0 1/1 5 lớp

3.Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn.

– Nhà trường có Thư viện, đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của giáo viên, học sinh.

– Thiết bị dạy học được cung ứng đầy đủ. Thiết bị dạy học như màn hình tivi, laptop, mạng internet.

– Nhà trường có phòng học bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục Thể chất, phòng Giáo dục trẻ khuyết tật tạo thuận lợi cho học sinh tham gia hoạt động học tập.

– Giáo viên sử dụng kho học liệu do Sở GDĐT, Phòng GDĐT giới thiệu ngoài ra còn tham khảo học liệu nền tảng tập huấn giáo dục,..

  1. Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…)
  2. a) Giáo dục địa phương

– Giáo dục học sinh tìm hiểu những sự kiện lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu Giáo dục địa phương do Tỉnh ban hành đồng thời gắn với thực tế ở Thị trấn Lấp Vò, Huyện Lấp Vò. Chi bộ đầu tiên An Nam Cộng sản Đảng tại ấp Bình Hiệp A, xã Bình Thạnh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp.

  1. b) Giáo dục an toàn giao thông

Kết hợp  với tổng phụ trách đội giáo dục học sinh tích hợp, lồng ghép thông qua các tiết hoạt động trải nghiệm và các môn học có quy định trong chương trình giáo dục An toàn giao thông do Bộ giáo dục đào tạo và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ban hành.

  1. c) Hoạt động giáo dục tập thể

– Kết hợp Tổng phụ trách đội tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:

+ Sinh hoạt dưới cờ: tuyên truyền dịch bệnh, xây dựng văn hóa ứng xử…

+ Sinh hoạt lớp: sinh hoạt theo chủ đề, các phong trào của trường.

+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề NGLL được tổ chức thường xuyên hoặc định kì.

+ Ngoài ra có thể giáo dục học sinh thông qua các hoạt động văn hóa thể thao – vui chơi – văn nghệ. Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, phồng chống tai nạn thương tích, ATGT, ATTP…

+ Tổ chức tốt việc trải nghiệm cho học sinh ngay trong nhà trường, tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm.

– Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

+  Tổ chức cho học sinh tham gia trồng cây xanh, hoa trong khuôn viên trường.

-Giáo dục học sinh theo chủ điểm nhà trường .

 Cụ thể :

Tháng Chủ điểm Nội dung trọng tâm
Tháng 9/2022 Truyền thống nhà trường  Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (02/9/1945).
Tháng 10/2022 Chăm ngoan, học giỏi Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Bác Hồ gửi là thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968) và ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930).
Tháng 11/2022 Tôn sư trọng đạo Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982).
Tháng 12/2022 Uống nước nhớ nguồn Giáo dục học sin ý nghĩa về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944).
Tháng 01/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân  Giáo dục học sinh ý nghĩa về  ngày thành lập Đảng CSVN (03/2/1930)
Tháng 02/2023 Mừng Đảng- Mừng xuân Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
Tháng 3/2023 Mẹ và cô giáo Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910) và ngày thành lập Đoàn (26/3/1931).
Tháng 4/2023 Hoà bình – Hữu nghị Giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) và ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886).
Tháng 5/2023 Bác Hồ kính yêu Giáo dục học sinh ý nghĩa thành lập Đội (15/5/1941) và ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890).
Tháng 06/2023 Quốc tế thiếu nhi Giáo dục ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6
Tháng 07/2023 Ngày thương binh liệt sĩ Giáo dục ý nghĩa ngày Thương binh liệt sĩ ( 27/7/1947 – 27/7/2023)
Tháng 08/2023 Mùa thu cách mạng Giáo dục ý nghĩa ngày cách mạng tháng Tám ( 19/8/1915 – 19/8/2023)

 

– Theo tình hình diễn biến dịch Covid-19 sẽ triển khai giáo dục học sinh và phù hợp lứa tuổi học sinh.

  1. Các chỉ tiêu phấn đấu

– Về các phẩm chất, năng lực học sinh đánh giá, xếp loại từ mức Đạt trở lên: 246/246, tỉ lệ 100%.

– Về các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá, xếp loại từ mức Hoàn thành trở lên: 246/246, tỉ lệ 100%.

– Đối với học sinh khuyết tật học hoà nhập được đánh giá, xếp loại từ mức Đạt về phẩm chất, năng lực và Hoàn thành trở lên theo năng lực từng học sinh khuyết tật là 100% học sinh.

Cụ thể:

– Vcác phẩm chất, năng lực học sinh

Năng lực/

Phẩm chất

TSHS Khối 5 Ghi chú
Tốt Đạt Cần cố gắng
SL TL SL TL SL TL
Tự phục vụ, tự quản 246 216 87,8 30 12,2 0 0 NL
Hợp tác 246 236 95,9 10 4,1 0 0 NL
Tự học, GQVĐ 246 236 95,9 10 4,1 0 0 NL
Chăm học, chăm làm 246 216 87,8 30 12,2 0 0 PC
Tự tin, trách nhiệm 246 196 79,7 50 20,3 0 0 PC
Trung thực kỉ luật 246 216 87,8 30 12,2 0 0 PC
Đoàn kết, yêu thương 246 216 87,8 30 12,2 0 0 PC

 

Chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục

TT Môn học và hoạt động giáo dục TSHS Khối 5
HT tốt Hoàn thành Chưa HT
SL TL SL TL SL TL
1. Tiếng Việt 246 156 63,4 90 36,6 0 0
2. Toán 246 166 67,5 80 32,5 0 0
3. Khoa học 246 166 67,5 80 32,5 0 0
4. Lịch sử – Địa lí 246 171 69,5 75 30,5 0 0
5. Đạo đức 246 216 87,8 30 12,2 0 0
6. Kĩ thuật 246 181 73,6 65 26,4 0 0
7. Mĩ thuật 246 186 75,6 60 24,4 0 0
8. Âm nhạc 246 186 75,6 60 24,4 0 0
9. Thể dục 246 206 83,7 40 16,3 0 0
10. Tiếng Anh 246 156 63,4 90 36,6 0 0
11. Tin học 246 176 71,5 70 28,5 0 0

 

 

 

-Chỉ tiêu về kết quả giáo dục:

TSHS Kết quả giáo dục khối 5
HT tốt Hoàn thành Chưa HT
SL TL SL TL SL TL
246/119 131 53,3 115 46,7 0 0

 

– Kết quả giáo dục cuối năm học: có 100% Hoàn thành Chương trình Tiểu học.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Lớp 5: sử dụng bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục-Đào tạo ấn hành ( theo Quyết định số 16), cụ thể:

Tiếng Việt 5-(Tập 1,2 ), Toán 5, Khoa học 5, Lịch sử & Địa lí 5, Âm nhạc 5, Mĩ Thuật 5, Kĩ thuật 5, Tiếng Anh 5, Tin học 5.

 

PHẦN I: CHƯƠNG TRÌNH

  1. MÔN TIẾNG VIỆT
  2. Nội dung

* KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

– Về từ vựng:

+ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, một số thành ngữ.

+ Hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, chuyển nghĩa) vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói viết.

+ Biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói viết.

– Về ngữ pháp:

+ Nắm được đặc điểm và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ.

+  Nắm được cấu tạo của câu ghép, biết cách đặt câu ghép.

+ Hệ thống hóa kiến thức về câu và dấu câu đã học.

– Về văn bản:

+ Biết cách đặt đầu đề cho văn bản.

+ Biết cách liên kết câu và các đoạn trong văn bản.

* KIẾN THỨC VĂN HỌC

+ Có hiểu biết về cách gieo vần.

+ Làm quen với một số trích đoạn kịch.

+ Câu chuyện, bài thơ

+ Nhân vật trong truyện

  1. Yêu cầu cần đạt

* ĐỌC

– Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/ phút.

– Đọc thành tiếng và đọc thầm

+ Biết cách đọc phù hợp các loại văn bản khác nhau ( nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,… ). Biết đọc một màn kịch  hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp  với nhân vật và tình huống kịch.

+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một bài văn đã học.

+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.

– Đọc hiểu

+ Biết tìm đại ý, tóm tắt văn bản, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.

+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.

+ Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.

+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu…

– Kĩ năng phụ trợ:

+ Biết dùng từ điển.

+ Biết ghi chép các thông tin đã học.

+ Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.

* VIẾT

– Viết chính tả

+ Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định.

+ Biết lập sổ tay chính tả: hệ thống các quy tắt chính tả đã học.

+ Biết viết tắt một số từ, cụm từ thông dụng.

+ Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ.

– Viết bài văn:

+  Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại.

+ Biết làm dàn ý và chuyển dàn ý thành bài.

+ Biết cách tả cảnh, tả người; kể một câu chuyện đã làm hoặc chứng kiến; viết đơn từ, văn bản.

+ Tự phát hiện và sửa được một số lỗi trong bài văn.

* NÓI VÀ NGHE

  1. a) Nói:

– Nói trong hội thoại:

+ Biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ở  nơi cộng đồng.

+ Biết giải thích rõ thêm vấn đè đang trao đổi; tán thành hay bác bỏ một ý kiến.

– Nói thành bài:

+ Biết phát triển một chủ đề trước lớp.

+ Biết cách giới thiệu về lịch sử văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,.. của địa phương với khách.

+ Thuật lại được một câu chuyện đã học hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.

  1. b) Nghe:

–  Nhận biết được thái độ, tình cảm chủ đích của người nói trong giao tiếp.

–  Nghe và nắm được nội  dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn,… phù hợp với Iứa tuổi ; bước đầu nhận xét, đánh giá được một số thông tin đã nghe.

– Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch;  bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại đúng nội dung tác phẩm.

–  Ghi được ý chính của bài đã nghe.

  1. MÔN TOÁN

          A.Nội dung:

– Số học

– Đại lượng và đo đại lượng

– Yếu tố hình học

– Giải bài toán có lời văn

  1. Yêu cầu cần đạt:

I- Số học:

  1. Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số. Một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.
  2. Số thập phân. Các phép tính về số thập phân.
  3. a) Khái niệm ban đầu về số thập phân. Đọc, viết, so sánh các số thập phân. Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
  4. b) Phép cộng và phép trừ các số thập phân có đến ba chữ số ở phần thập phân, có nhớ không quá ba lần.

Phép nhân các số thập phân có tới ba tích riêng và phần thập phân của tích có không quá ba chữ số.

Phép chia các số thập phân, trong đó số chia có không quá ba chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân), thương có không quá bốn chữ số, với phần thập phân của thương có không quá ba chữ số.

Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, nhân một tổng với một số.

Thực hành tính nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. Tính giá trị biểu thức số thập phân có không quá ba dấu phép tính.

  1. c) Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
  2. Tỉ số phần trăm.
  3. a) Khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
  4. b) Đọc, viết tỉ số phần trăm.
  5. c) Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0.
  6. d) Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
  7. Một số yếu tố thống kê: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.

II- Đại lượng và đo đại lượng:

  1. Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
  2. Vận tốc. Quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.
  3. Đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông (dam2), héc-tô-mét vuông (hm2), mi-li-mét vuông (mm2); bảng đơn vị đo diện tích. ha. Quan hệ giữa m2 và ha.
  4. Đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối (cm3), đề-xi-mét khối (dm3), mét khối (m3).

III- Yếu tố hình học:

  1. Giới thiệu hình hộp chữ nhật; hình lập phương; hình trụ; hình cầu.
  2. Tính diện tích hình tam giác và hình thang. Tính chu vi và diện tích hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

IV- Giải bài toán có lời văn:

Giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán đơn giản về quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm; các bài toán đơn giản về chuyển động đều; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống; các bài toán có nội dung hình học.

  1. MÔN ĐẠO ĐỨC

A.Nội dung:

  1. Quan hệ với bản thân

– Tự nhận thức được về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để tiến bộ.

– Có trách nhiệm về hành động của bản thân.

  1. Quan hệ với người khác

– Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.

– Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.

– Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.

  1. Quan hệ với công việc

– Ham học hỏi.

– Có ý chí vượt khó, vươn lên.

  1. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

– Yêu quê hương, đất nước; tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

– Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.

– Có hiểu biết ban đầu về vai trò của chính quyền địa phương đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em.

– Yêu hòa bình.

– Tôn trọng các dân tộc và các nền văn hóa khác.

– Có hiểu biết ban đầu về Liên Hợp quốc.

  1. Quan hệ với môi trường tự nhiên

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

A.Yêu cầu cần đạt:

  1. Quan hệ với bản thân
  2. Em là học sinh lớp 5.

Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp dưới.

– Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

– Vui và tự hào là học sinh lớp 5 .

  1. Có trách nhiệm về việc làm của mình

– Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.

– Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.

– Có thái độ không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác, …

  1. Quan hệ với người khác

1.Nhớ ơn tổ tiên

– Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

– Nêu được những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

– Biết ơn tổ tiên; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

  1. Tình bạn

– Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

– Biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.

  1. Kính già, yêu trẻ

– Biết vì sao cần phải tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ.

– Nêu được các hành vi, việc làm thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

– Có thái độ và hành vi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ người già, nhường nhịn em nhỏ.

  1. Tôn trọng phụ nữ

– Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

– Nêu được những việc cần làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

– Tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ; không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

  1. Hợp tác với những người xung quanh

– Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.

– Nêu được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung.

– Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

– Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

III. Quan hệ với công việc

Có chí thì nên

– Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

– Biết được vì sao cần phải có ý chí trong cuộc sống.

– Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập “kế hoạch vượt khó khăn” .

– Cảm phục những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

  1. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại
  2. Em yêu Tổ quốc Việt Nam

– Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế

– Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

– Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Yêu Tổ quốc Việt Nam, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

  1. Em yêu quê hương

– Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

– Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

  1. Ủy ban nhân dân xã (phường) em

– Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã, phường đối với cộng đồng.

– Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã, phường đối với trẻ em ở địa bàn.

– Biết được trách nhiệm của mọi người dân phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã, phường.

– Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã, phường; tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức.

  1. Em yêu hòa bình

– Biết được ý nghĩa của hòa bình.

– Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.

– Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

– Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

  1. Quan hệ với môi trường tự nhiên

  Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

– Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

– Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

– Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

  1. MÔN KHOA HỌC

A.Nội dung:

  1. Con người và sức khỏe
  2. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

1.1. Sự sinh sản

1.2. Sự lớn lên và phát triển của cơ thể người

  1. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh ở tuổi dậy thì

2.2. Phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm

  1. An toàn trong cuộc sống

3.1. Sử dụng thuộc an toàn

3.2. Không sử dụng các chất gây nghiện

3.3. Phòng tránh bị xâm hại

3.4. Phòng tránh tai nạn giao thông

II.Vật chất và năng lượng

  1. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng

1.1. Tre, mây, song

1.2. Sắt, gang, thép, đồng, nhôm

1.3. Đá vôi, gạch, ngói, xi măng, thủy tinh

1.4. Cao su, chất dẻo, tơ sợi

  1. Sự biến đổi của chất

2.1. Ba thể của chất

2.2. Hỗn hợp và dung dịch

2.3. Sự biến đổi hóa học

  1. Sử dụng năng lượng

3.1. Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt

3.2. Năng lượng mặt trời, gió, nước

3.3. Năng lượng điện

III. Thực vật và động vật

  1. Sự sinh sản của thực vật

1.1. Cơ quan sinh sản

1.2. Trồng cây bằng hạt, thân, lá, rễ

  1. Sự sinh sản của động vật

2.1. Một số động vật đẻ trứng

2.2. Một số động vật đẻ con

  1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  2. Môi trường và tài nguyên

1.1. Môi trường

1.2. Tài nguyên thiên nhiên

  1. Mối quan hệ giữa môi trường và con người

2.1. Vai trò của môi trường đối với con người

2.2. Tác động của con người đối với môi trường

2.3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường

  1. Yêu cầu cần đạt:

I.Con người và sức khỏe

1.Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

Kiến thức

– Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

– Nêu được các giai đoạn phát triển của con người.

– Nêu được một số thay đổi về sinh học và xã hội ở từng giai đoạn phát triển của con người.

– Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.

Kĩ năng

Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.

  1. Vệ sinh phòng bệnh

Kiến thức

– Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

– Nêu được nguyên nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh một số bệnh.

Kĩ năng

– Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.

– Biết cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm.

  1. An toàn trong cuộc sống

Kiến thức

– Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.

– Nêu được tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia.

– Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.

– Nêu được một số việc nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Kĩ năng

– Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

– Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại

– Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

  1. Vật chất và năng lượng
  2. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng

Kiến thức

– Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.

– Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.

– Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép, đồng, nhôm.

– Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép, đồng, nhôm.

– Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.

– Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói, xi măng, thủy tinh.

– Nêu được một số cách bảo quản xi măng, các đồ dùng bằng thủy tinh.

– Nhận biết một số tính chất của cao su, chất dẻo và tơ sợi

– Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su, chất dẻo và tơ sợi.

Kĩ năng

– Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.

– Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép; đồng và nhôm.

– Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói, xi măng, đá vôi.

– Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

  1. Sự biến đổi của chất

Kiến thức

– Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

– Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp và dung dịch.

– Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

Kĩ năng

Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp và dung dịch.

  1. Sử dụng năng lượng

Kiến thức

– Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.

– Kể tên một số nguồn năng lượng và nêu ví dụ về việc sử dụng chúng trong đời sống và sản xuất.

– Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.

– Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.

Kĩ năng

– Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

– Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản.

III. Thực vật và động vật

1.Sự sinh sản của thực vật

Kiến thức

– Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

– Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.

– Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

Kĩ năng

– Phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái

– Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt.

  1. Sự sinh sản của động vật

Kiến thức

– Kể được tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.

– Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú

Kĩ năng

Thể hiện sự sinh sản của côn trùng, ếch bằng sơ đồ

IV.Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kiến thức

– Nêu được một số ví dụ về môi trường và tài nguyên.

– Nhận biết môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

– Nhận biết tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

– Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.

Kĩ năng

Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

 

  1. MÔN LỊCH SỬ

A.Nội dung

  1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945).

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược-Trương Định

+ Đề nghị canh tân đất nước- Nguyễn Trường Tộ

+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế, Phong trào Cần Vương

+ Sự chuyển biến kinh tế-xã hội Việt Nam và cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp vào thế kỉ XX

-Nguyễn Ái Quốc

+ Thành lập Đảng CSVN

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc năm 1930 đến 1945, Xô viết NghệTỉnh, Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đoc tuyên ngôn Độc lập

2.Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

+ Việt Nam những năm đầu sau cách mạng tháng Tám

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

+ Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến

+ Chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, Chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950, hậu phương của ta,

+ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

  1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975).

+ Sự chia cắt đất nước

+ Bến Tre đồng khởi

+ Miền Bắc xây dựng, Nhà máy Cơ khí Hà Nội

+ Hậu phương và tiền tuyến, đường Trường Sơn

+ Sấm sét đêm giao thừa

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh

4.Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay).

+ Hoàn thành thống nhất đất nước

+ Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình

Lịch sử địa phương

  1. Yêu cầu cần đạt
  2. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945).

– Biết được trong thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì

– Một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ.

– Tường thuật sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.

– Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương (Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…).

– Nêu một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên,… ở địa phương mang tên các nhân vật lịch sử nêu trên (nếu có).

– Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế và xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

– Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX.

– Ngày 05-6-1911, tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.

– Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 03-02-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

– Kể lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An, một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.

– Tường thuật sự kiện: Nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi (19-8-1945).

– Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả.

– Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

– Ghi nhớ đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2.Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

– Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

– Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi.

– Tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.

– Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu.

– Hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.

– Tường thuật sơ lược chiến thắng Điện Biên Phủ (nêu một vài tấm gương tiêu biểu, ví dụ: Phan Đình Giót).

– Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

  1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975).

– Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

– Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát đồng bào miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm.

– Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).

– Đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,… của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.

– Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

– Ngày 27-01-1973 , Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa mình ở Việt Nam.

– Ngày 30-4-1975, quân dân ta giải phóng Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Từ đây, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.

4.Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay).

– Tháng 4- 1976, Quốc hội chung cho cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7-1976.

– Một số thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, đặc biệt từ sau đổi mới.

6 MÔN ĐỊA LÍ

  1. Nội dung:

. ĐỊA LÍ VIỆT NAM

  1. Tự nhiên
  2. Vị trí địa lí, diện tích, hình dạng lãnh thổ
  3. Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông, biển, đất, rừng
  4. Dân cư
  5. Số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó
  6. Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam; dân cư và sự phân bố dân cư

III. Kinh tế

  1. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
  2. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố công nghiệp
  3. Đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch

. ĐỊA LÍ THẾ GIỚI

  1. Bản đồ các châu lục và đại dương trên thế giới
  2. Một số đặc điểm của từng châu lục, từng đại dương trên thế giới
  3. Khái quát về khu vực Đông Nam Á
  4. Một số quốc gia tiêu biểu ở các châu lục: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Liên bang Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì và Ô-xtrây-li-a (vị trí, thủ đô và một số đặc điểm nổi bật của mỗi quốc gia)
  5. Yêu cầu cần đạt
  6. ĐỊA LÍ VIỆT NAM
  7. Tự nhiên

 Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.

– Ghi nhớ diện tích phần đất liền của Việt Nam.

– Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam.

– Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.

– Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

– Nêu được một số đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam và vai trò của chúng.

– Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu với chế độ nước của sông ngòi.

– Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lit.

– Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

– Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.

Kĩ năng

– Nhận biết vị trí, giới hạn phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

– Chỉ các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn; một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ).

– Chỉ ranh giới khí hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).

– Chỉ các sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).

– Chỉ một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng trên bản đồ (lược đồ).

– Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lit; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ).

– Nhận biết rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn qua tranh, ảnh.

– Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản

  1. Dân cư

Kiến thức

– Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số và phân bố dân cư của nước ta.

– Ghi nhớ số dân của Việt Nam ở một thời điểm cụ thể.

– Nhận biết được hậu quả của dân số đông và tăng nhanh.

Kĩ năng

– Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm dân cư Việt Nam.

3.. Kinh tế

Kiến thức

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta.

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp.

– Nhớ được tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch của nước ta.

– Nhớ tên một số địa điểm du lịch.

Kĩ năng

– Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ (lược đồ) để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông vận tải.

– Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ.

– Chỉ một số tuyến đường và đầu mối giao thông chính trên bản đồ.

  1. ĐỊA LÍ THẾ GIỚI
  2. Châu Á

Kiến thức

– Biết tên các châu lục, các đại dương trên thế giới.

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Á.

– Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu á.

– Nêu được một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á và một số nước láng giềng của Việt Nam.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để xác định vị trí các châu lục và đại dương trên thế giới; vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.

– Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).

– Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

– Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước, tên thủ đô của một số quốc gia ở châu Á.

  1. Châu Âu:

Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Âu.

– Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia: Liên bang Nga và Pháp.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.

– Đọc đúng tên, chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).

– Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Âu.

– Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước, tên thủ đô của một số quốc gia ở châu Âu.

  1. Châu Phi

Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.

– Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Phi.

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.

– Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).

– Sử dụng tranh ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.

– Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Ai Cập

  1. Châu Mĩ:

Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.

– Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Mĩ.

– Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.

– Chỉ và đọc đúng tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Mĩ trên bản đồ (lược đồ).

– Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ (lược đồ) để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.

– Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Hoa Kì.

  1. Châu Đại Dương, châu Nam Cực

5.1 : Châu Đại Dương

Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương.

– Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo.

– Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất và thực vật, động vật của châu Đại Dương.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) để nhận biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Đại Dương.

– Chỉ và đọc trên bản đồ (lược đồ) tên nước và thủ đô của Ô-xtrây-li-a.

5.2: Châu Nam Cực:

Kiến thức

– Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của châu Nam Cực.

– Nêu được một số đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực.

Kĩ năng

– Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ (lược đồ) nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Nam Cực.

  1. Các đại dương:

Kiến thức

– Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương.

– Ghi nhớ tên 4 đại dương.

Kĩ năng

– Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ) hoặc trên quả Địa cầu.

– Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.

  1. MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
  2. Nội dung

1/Đội hình đội ngũ.

2/Bài thể dục phát triển chung

3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.

4/Môn tự chọn

5/Trò chơi vận động.

  1. Yêu cầu cần đạt

1/Đội hình đội ngũ:

Kiến thức

Biết các khẩu lệnh và cách thực hiện bài tập mới học và những bài tập đã học ở các lớp 1, 2, 3, 4.

Kĩ năng

Thực hiện cơ bản đúng: Đổi chân khi đi đều sai nhịp và những bài ôn tập chương trình các lớp 1, 2, 3, 4.

– Vận dụng vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.

2/Bài thể dục phát triển chung

Kiến thức

Biết tên và cách thực hiện bài thể dục phát triển chung 8 động tác: vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng cả bài.

– Vận dụng để tập hằng ngày.

3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.

Kiến thức

Biết cách thực hiện các bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng các bài tập: Bật cao; Phối hợp chạy – bật nhảy; Những bài ôn tập chương trình các lớp 1, 2, 3, 4.

– Vận dụng để tự tập.

4/Môn thể thao tự chọn

Kiến thức

Biết cách thực hiện: Tâng cầu bằng mu bàn chân; Phát cầu bằng mu bàn chân.

Kĩ năng

– Thực hiện cơ bản đúng những bài tập trên.

– Vận dụng để tự tập.

5/Trò chơi vận động.

Kiến thức

Biết tên và cách chơi các trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn; Chạy nhanh theo số; Chạy theo vòng tròn tiếp sức; Bóng chuyền sáu; Trồng nụ, trồng hoa; Qua cầu tiếp sức; Chuyển nhanh, nhảy nhanh; Chuyền và bắt bóng tiếp sức.

Kĩ năng

– Thực hiện được các trò chơi trên.

– Tham gia chơi tương đối chủ động một số trò chơi đã học.

– Vận dụng để vui chơi, tự tập hằng ngày.

  1. MÔN ÂM NHẠC

PHẦN 1: CHƯƠNG TRÌNH

  1. Nội dung
Hát

Bài hát tuổi học sinh (10 – 11 tuổi), đồng dao, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về loại nhịp và tính chất âm nhạc.

Nghe nhạc

– Quốc ca Việt Nam.

– Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

Đọc nhạc

Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

Thường thức âm nhạc

– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ gõ của Việt Nam và nước ngoài.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

B.    Yêu cầu cần đạt

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Hát đúng cao độ, trường độ.

– Hát rõ lời và thuộc lời.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.

– Nêu được tên bài hát.

– Hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

– Biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn.

– Nêu được tên bản nhạc.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

– Tập cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

  1. MÔN MĨ THUẬT
  2. MÔN KĨ THUẬT

A.Nội dung:

  1. Khâu, thêu
  2. Lắp ghép mô hình cơ khí

B.Yêu cầu cần đạt:

  1. Khâu, thêu

Kiến thức

-Biết cách đính khuy, thêu trang trí đơn giản và phối hợp cắt, khâu, thêu.

Kĩ năng

-Làm được một số công việc khâu, thêu trang trí sản phẩm đơn giản.

Thái độ

-Có tính kiên trì, cẩn thận và ý thức tự phục vụ.

  1. Lắp ghép mô hình cơ khí

Kiến thức

-Biết quy trình lắp ghép một số mô hình cơ khí.

Kĩ năng

-Lắp ghép được một số mô hình cơ khí đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

Thái độ

-Yêu thích lắp ghép mô hình cơ khí và có ý thức làm theo quy trình.

  1. MÔN TIẾNG ANH
  2. Nội dung:

Hoàn thành các chủ đề, chủ điểm môn học cấp học:

+ Em và những người bạn của em

+ Em và trường học của em

+ Em và gia đình em

+ Em và thế giới quanh em

  1. Yêu cầu đạt được:
  2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung:

Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

  1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:

– Nghe và nhận biết trọng âm từ. Nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản.

– Nghe và trả lời các câu hỏi đơn giản về các chủ đề trong Chương trình.

– Nghe hiểu các đoạn hội thoại, độc thoại ngắn, cấu trúc đơn giản khoảng 45 – 60 từ về các chủ đề trong Chương trình.

– Nghe hiểu nội dung chính các câu chuyện ngắn rất đơn giản về các chủ đề quen thuộc (có sự trợ giúp).

– Nói các câu chỉ dẫn và đề nghị; khởi đầu và trả lời những câu lệnh đơn giản trong và ngoài lớp học.

– Hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản về những chủ đề quen thuộc như bản thân, gia đình, trường học, … hoặc liên quan đến nhu cầu giao tiếp tối thiểu hằng ngày.

– Nói về một số chủ đề trong Chương trình (có sự trợ giúp).

– Trả lời các câu hỏi trực tiếp trong những phỏng vấn đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ ràng về những chủ đề quen thuộc.

– Đọc những đoạn văn bản ngắn, đơn giản đã được chuẩn bị trước về những chủ đề quen thuộc như bạn bè, gia đình, nhà trường, …

– Đọc hiểu các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 60 – 80 từ về các chủ đề quen thuộc.

– Ðọc hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp; các chỉ dẫn ngắn, đơn giản

– Viết các cụm từ, câu đơn giản về các chủ đề quen thuộc như bản thân, gia đình, trường học, bạn bè, …

– Viết các đoạn văn bản ngắn, đơn giản khoảng 30 – 40 từ (có gợi ý) về các chủ đề quen thuộc.  Viết hoặc điền thông tin vào biểu bảng đơn giản, tin nhắn, …

  1. MÔN TIN HỌC

Thời lượng

– Cả năm: 35 tuần (70 tiết)

Trong đó: Học kì 1: 18 tuần (36 tiết); Học kì 2: 17 tuần (34 tiết)

 

PHẦN II: KẾ HOẠCH DẠY HỌC

( Kèm phụ lục 2.1)

 

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm).
  3. a) Yêu cầu:

– Đổi mới triệt để phương pháp dạy học, phương pháp quản lý lớp học, đầu tư và áp dụng tốt phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo sự tham gia của tất cả học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực sáng tạo và khả năng của mỗi em. Kế hoạch bài dạy môn học theo yêu cầu chuyên môn và có đồ dùng dạy học phù hợp khi lên lớp.

– Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu bài học thời lượng mỗi lần sinh hoạt tổ ít nhất là 3 giờ. Bồi dưỡng, nâng cao khả năng sử dụng thiết bị dạy học ( sử dụng thành thạo và hiệu quả), sáng tạo trong việc sử dụng làm đồ dùng dạy học.

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, soạn giảng giáo án điện tử mỗi học kỳ ít nhất 1 tiết/1GV.

– Vận dụng được những kiến thức, phương pháp giảng dạy tích cực, kỹ năng sư phạm được bồi dưỡng vào giảng dạy. Dạy học phân hoá theo đối tượng học sinh.

  1. b) Biện Pháp:

– Thực hiện việc nhận xét đánh giá học sinh theo Văn bản Hợp nhất số 03 /VBHN-BGDĐT ngày 28/09/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

– Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học khi lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

– Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn. Thực hiện đầy các hồ sơ sổ sách quy định, phối hợp với giáo viên trong tổ ra đề kiểm tra định kì.

– Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; g­ương mẫu trước học sinh, th­ương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khoẻ, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

– Tích cực phát biểu khi tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để chia sẻ kinh nghiệm.

– Xây dựng thời khóa biểu của lớp phù hợp với kế hoạch giáo dục nhả trường.

– Quản lý đồ dùng dạy học và thiết bị, sử dụng tốt trong giảng dạy.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, các môn học và hoạt động giáo dục, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và các hoạt động khác có liên quan đến các hoạt động giáo dục.

– Thực hiện đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học.

  1. Chỉ tiêu:

– 100% giáo viên  soạn kế hoạch dạy học theo quy định.

– 100% giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học mỗi tháng.

– 100% thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo kế hoạch 02 tuần/01 lần.

– 100% giáo viên dạy phân hoá đối tượng học sinh có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

– 100% giáo viên thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ học sinh trong từng tiết dạy.

– 100% giáo viên ra đề kiểm tra định kì đúng theo ma trận đã được BGH phê duyệt.

– 100% giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn đúng quy đinh, nộp Ban giám hiệu kí duyệt đúng kế hoạch.

– 100% giáo viên trong tổ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

  1. Tổ trưởng

– Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành, Ban giám hiệu đến giáo viên trong tổ kịp thời bằng các hình thức phù hợp.

– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đặc biệt chú ý đến nội dung đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chương trình.

– Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.

– Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo phân công.

– Tổ chức cho giáo viên xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra định kì, đánh giá , xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Tổng hợp báo cáo kết quả giáo dục của tổ theo kế hoạch chuyên môn.

– Phối hợp tổ chức các hoạt động Giáo dục tập thể, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác phù hợp học sinh.

  1. Đối với Tổng phụ trách Đội:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh ở tổ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

– Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

– Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

– Tham gia đầy đủ các phong trao do Hội đồng đội tổ chức.

– Thực hiện tốt kế hoạch nuôi heo đất và kế hoạch nhỏ.

Trên đây là Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục Tổ khối 5 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 năm học 2022-2023.

 

DUYỆT  CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

TỔ TRƯỞNG

 

 Trần Thị Lệ Hằng