Phụ lục 2 | |
TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LẤP VÒ 1
TỔ KHỐI BA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Lấp Vò, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
|
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KHỐI LỚP BA
Năm học 2022 – 2023
- CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-TH.TTLV1 ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 – 2023 .
Căn cứ tình hình thực tế nhà trường, giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn khối 3 xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục năm học 2022-2023, như sau:
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1.Đội ngũ giáo viên (năm học 2022 – 2023):
Tổng số : 09 /8 nữ. Trong đó :
- GVCN : 05/4 nữ
- GVBM : 04/04 nữ
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Đại học : 09/08 nữ
+ Tin học trình độ A : 09/09
+ Tin học : Chứng chỉ A trở lên: 08 (06 nữ)
+ Tiếng Anh : Chứng chỉ B 06 (06 nữ)
– Trình độ chính trị: 09 sơ cấp/08 nữ
– Công đoàn viên: 09/08 nữ
– Đảng viên: 07/06 nữ
Nhận xét:
– Tất cả các giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn, đều được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học; đều đạt yêu cầu trong tập huấn Chương trình GDPT 2018.
– Đảm bảo tốt ngày giờ công và quy chế chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết trong công tác có tinh thần trách nhiệm cao, phụ huynh tin tưởng. Tập thể tổ đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau trong công tác.
– Ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục nhưng chưa mạnh.
2.Đặc điểm đối tượng học sinh
- Thuận lợi :
– Học sinh đều có ý thức tốt trong việc học tập, có tinh thần yêu thương bạn bè, bảo vệ của công, kính trọng người lớn tuổi và biết giúp đỡ lẫn nhau.
– Học sinh đều học 2 buổi/ngày nên trình độ tương đối đồng đều và kiến thức cơ bản cũng được đảm bảo. Học sinh có điều kiện phát huy năng lực.
- Khó khăn :
– Vài trường hợp cha mẹ học sinh bận lo kinh tế gia đình nên chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình; một số em lại được gia đình nuông chiều nên chưa ngoan, chưa có ý thức tự giác học tập.
– Một số ít học sinh ở khu vực chợ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội thường xuyên tác động xấu đến đạo đức của học sinh.
- Số lượng học sinh : 213 em, nữ : 92
- Tổng số học sinh của khối :
Lớp | TSHS | Nữ | Con L.S | Con T.B | Cá biệt | Lưu ban | Mới tuyển | Buổi dạy |
3/1 | 43 | 16 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | Hai buổi |
3/2 | 43 | 26 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | Hai buổi |
3/3 | 44 | 18 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | Hai buổi |
3/4 | 41 | 16 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | Hai buổi |
3/5 | 42 | 16 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | Hai buổi |
Tổng cộng | 213 | 92 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 |
- Độ tuổi học sinh :
Lớp | 8 tuổi | 9 tuổi | 10 tuổi | 11 tuổi | 12 tuổi | 13 tuổi |
3/1 | 43/16 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3/2 | 43/26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3/3 | 44/18 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3/4 | 39/16 | 2/0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3/5 | 40/15 | 2/1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng cộng | 209 /91 | 4/1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3.Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có)
– Nhà trường có Thư viện, đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của giáo viên, học sinh.
– Thiết bị dạy học đang chờ trang bị. Thiết bị dạy học như màn hình tivi, laptop, mạng internet.
– Nhà trường có phòng học bộ môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục Thể chất, phòng Giáo dục trẻ khuyết tật tạo thuận lợi cho học tham gia hoạt động học tập.
– Giáo viên sử dụng kho học liệu do Sở GDĐT, Phòng GDĐT giới thiệu ngoài ra còn tham khảo học liệu nền tảng tập huấn giáo dục,..
- Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…)
- a) Giáo dục địa phương
– Giáo dục học sinh tìm hiểu những sự kiện lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu Giáo dục địa phương do Tỉnh ban hành đồng thời gắn với thực tế ở Thị trấn Lấp Vò, Huyện Lấp Vò. Chi bộ đầu tiên An Nam Cộng sản Đảng tại ấp Bình Hiệp A, xã Bình Thạnh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp.
- b) Giáo dục an toàn giao thông
Kết hợp với với tổng phụ trách đội giáo dục học sinh tích hợp, lồng ghép thông qua các tiết hoạt động trải nghiệm và các môn học có quy định trong chương trình giáo dục An toàn giao thông do Bộ giáo dục đào tạo và Ủy ban an toàn giao thông quốc gia ban hành. Cụ thể:
– Chủ đề 1: Tìm hiểu đường phố
– Chủ đề 2: Đèn tín hiệu giao thông
– Chủ đề 3: Đi bộ an toàn
– Chủ đề 4: Ngồi sau xe máy, xe đạp an toàn
- c) Hoạt động giáo dục tập thể
Tháng | Chủ điểm | Nội dung trọng tâm | Hình thức tổ chức | Thời gian thực hiện | Người thực hiện | Lực lượng cùng tham gia |
Tháng 9 | Truyền thống nhà trường | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (02/9/1945) và ngày thành lập trường từ năm 1940 đến nay. | Hái hoa dân chủ | 19/9/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 10 | Chăm ngoan, học giỏi | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Bác Hồ gửi là thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968) và ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930). | Kể chuyện | 17/10/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 5 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 11 | Tôn sư trọng đạo | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982). | Hát, sắm vai | 14/11/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 4 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 12 | Uống nước nhớ nguồn | Giáo dục học sin ý nghĩa về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944). | Hái hoa dân chủ | 19/12/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 01 | Mừng Đảng- Mừng xuân | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày thành lập Đảng CSVN (03/2/1930) | Thuyết trình | 16/01/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 5 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 02 | Mừng Đảng- Mừng xuân | Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). | Hái hoa dân chủ | 20/2/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 03 | Mẹ và cô giáo | Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910) và ngày thành lập Đoàn (26/3/1931). | Văn nghệ | 06/3/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 04 | Hoà bình – Hữu nghị | Giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886). | Hái hoa dân chủ | 17/4/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 05 | Bác Hồ kính yêu | Giáo dục học sinh ý nghĩa thành lập Đội (15/5/1941) và ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890). | Thăm nhà truyền thống huyện Lấp Vò | 08/5/2023 | Tổng phụ trách Đội; BCH Liên đội | PHT, TPTĐ và NV.YT, TV-TB |
Ghi chú: Căn cứ vào các điều kiện thực tế, nhà trường có thể lựa chọn các chủ điểm: Truyền thống nhà trường; Nhớ ơn Bác Hồ; Hoạt động trải nghiệm… và ghi vào cột “Chủ điểm”.
- Các chỉ tiêu phấn đấu
– Về các phẩm chất, năng lực học sinh đánh giá, xếp loại từ mức Đạt trở lên: 213/213, tỉ lệ 100%.
– Về các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá, xếp loại từ mức Hoàn thành trở lên: 213/213, tỉ lệ 100%.
– Đối với học sinh khuyết tật học hoà nhập được đánh giá, xếp loại từ mức Đạt về phẩm chất, năng lực và Hoàn thành trở lên theo năng lực từng học sinh khuyết tật là 100% học sinh.
Cụ thể:
– Về các phẩm chất, năng lực học sinh
Phẩm chất/
năng lực |
TSHS | Khối 3 | Ghi chú | |||||
Tốt | Đạt | Cần cố gắng | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
Yêu nước | 213 | 213 | 100,0 | 0 | 0,0 | 0 | 0 | PC |
Nhân ái | 213 | 202 | 94,8 | 11 | 5,2 | 0 | 0 | PC |
Chăm chỉ | 213 | 191 | 89,7 | 22 | 10,3 | 0 | 0 | PC |
Trung thực | 213 | 195 | 91,5 | 18 | 8,5 | 0 | 0 | PC |
Trách nhiệm | 213 | 210 | 98,6 | 3 | 1,4 | 0 | 0 | PC |
Tự chủ và tự học | 213 | 182 | 85,4 | 31 | 14,6 | 0 | 0 | NLC |
Giao tiếp và hợp tác | 213 | 192 | 90,1 | 21 | 9,9 | 0 | 0 | NLC |
GQVĐ và sáng tạo | 213 | 182 | 85,4 | 31 | 14,6 | 0 | 0 | NLC |
Ngôn ngữ | 213 | 210 | 98,6 | 3 | 1,4 | 0 | 0 | NLĐT |
Tính toán | 213 | 210 | 98,6 | 3 | 1,4 | 0 | 0 | NLĐT |
Khoa học | 213 | 192 | 90,1 | 21 | 9,9 | 0 | 0 | NLĐT |
Thẩm mĩ | 213 | 200 | 93,9 | 13 | 6,1 | 0 | 0 | NLĐT |
Thể chất | 213 | 200 | 93,9 | 13 | 6,1 | 0 | 0 | NLĐT |
Công nghệ | 213 | 200 | 93,9 | 13 | 6,1 | 0 | 0 | NLĐT |
Tin học | 213 | 200 | 93,9 | 13 | 6,1 | 0 | 0 | NLĐT |
– Chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục
TT | Môn học và hoạt động giáo dục | TSHS | Khối 3 | |||||
HT tốt | Hoàn thành | Chưa HT | ||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |||
1. | Tiếng Việt | 213 | 172 | 80,8 | 41 | 19,2 | 0 | 0 |
2. | Toán | 213 | 175 | 82,2 | 38 | 17,8 | 0 | 0 |
3. | Ngoại ngữ 1 (TA) | 213 | 123 | 57,7 | 90 | 42,3 | 0 | 0 |
4. | Đạo đức | 213 | 172 | 80,8 | 41 | 19,2 | 0 | 0 |
5. | Tự nhiên và XH | 213 | 170 | 79,8 | 43 | 20,2 | 0 | 0 |
6. | Tin học và Công nghệ | 213 | 165 | 77,5 | 48 | 22,5 | 0 | 0 |
7. | GD thể chất | 213 | 165 | 77,5 | 48 | 22,5 | 0 | 0 |
8. | Âm nhạc | 213 | 202 | 94,8 | 11 | 5,2 | 0 | 0 |
9. | Mĩ thuật | 213 | 202 | 94,8 | 11 | 5,2 | 0 | 0 |
10. | HĐ trải nghiệm | 213 | 172 | 80,8 | 41 | 19,2 | 0 | 0 |
Kết quả giáo dục cuối năm học:
– Kết quả giáo dục cuối năm học có 100% hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp 4.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
STT | MÔN | NHÓM TÁC GIẢ | BỘ SÁCH | NHÀ XUẤT BẢN |
1 | Tiếng Việt Tập một | Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ biên), Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Tiếng Việt Tập hai | Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Phạm Kim Bích Loan, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền. | |||
2 | Toán Tập một | Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Toán Tập hai | ||||
3 | Đạo đức | Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Mai Mỹ Hạnh, Phạm Quỳnh (Đồng Chủ biên), Lê Quỳnh Chi, Trần Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Vân Hương, Giang Thiên Vũ. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
4 | Tự nhiên và Xã hội | Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng, Trần Thanh Sơn. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
5 | Giáo dục Thể chất | Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Lê Hải, Trần Minh Tuấn. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
6 | Âm nhạc | Hồ Ngọc Khải, Lê Anh Tuấn (Đồng Tổng Chủ biên), Đặng Châu Anh (Chủ biên), Nguyễn Đăng Bửu, Trịnh Mai Trang, Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
7 | Mĩ thuật | Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (Đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Nguyễn Ánh Phương Nam, Võ Thị Nguyên, Phạm Văn Thuận. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
8 | Hoạt động trải nghiệm | Phó Đức Hoà, Vũ Quang Tuyên (Đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm (Đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
9 | Tin học | Quách Tất Kiên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Thị Quỳnh Anh (Đồng Chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Nhung. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
10 | Công nghệ | Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Lưỡng, Lê Thị Mỹ Nga, Đoàn Thị Ngân. | Chân trời sáng tạo | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
11 | Tiếng Anh | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Phan Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc, Trần Hương Quỳnh, Nguyễn Quốc Tuấn. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
PHẦN I: CHƯƠNG TRÌNH[1]
- Môn Tiếng Việt
A.Nội dung
I.Đọc
1/.Đọc thành tiếng và đọc hiểu
Mỗi bài đọc được thiết kế gồm văn bản đọc, tranh minh họa, gợi ý( giải nghĩa một số từ ngữ khó), câu hỏi, bài tập đọc hiểu.
Dựa vào yêu cầu của chương trình về số chữ đối với từng thể loại văn bản, nhóm tác giả đã chia thành các “chặng”, tăng dần độ dài văn bản.
Bốn tuần đầu nhóm tác giả thiết kế bốn câu hỏi, bài tập cho mỗi bài đọc. Từ tuần thứ năm, mỗi bài đọc gồm năm câu hỏi, bài tập.
Về nội dung câu hỏi, bài tập, nhóm tác giả chú trọng đén câu hỏi vận dụng, câu hỏi gắn với đặc trưng thể loại nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu cho HS.
Về hình thức câu hỏi, bài tập, nhóm tác giả cũng lưu ý tăng cường hình thức trắc nghiệm bên cạnh hình thức tự luận. Đặc biệt, một số câu hỏi được gợi ý dạng kênh hình hỗ trợ HS lựa chọn đáp án hoặc nói câu trả lời.
2/.Đọc mở rộng
Thể loại, nội dung văn bản đọc cũng như yêu cầu ĐMR cũng được tính toán đảm bảo yêu cầu về kĩ năng tăng dần qua các “chặng”.
Đặc biệt, ở mỗi thể loại văn bản, nhóm TG có thiết kế Phiếu đọc sách như một gợi ý, hướng dẫn cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động ĐMR ở từng bài đọc.
- Viết
1/ Tập viết
Mỗi bài nhóm TG thiết kế hướng dẫn HS viết từ 1-4 chữ hoa( kiểu 1 hoặc kiểu 2) cỡ nhỏ kết hợp luyện viết từ ngữ và câu ứng dụng.
Các chữ viết hoa được sắp xếp theo nhóm nét, các từ ứng dụng và câu ứng dụng có nội dung gắn với chủ điểm và có chứa chữ cái viết hoa vừa học.
2/ Chính tả
Để phát triển kĩ năng nghe-viết cho HS, đồng thời góp phần làm giàu thêm vốn văn chương cho HS, nhóm TG cũng đưa 13 bài chính tả ngoài sách để luyện viết ch HS. Theo yêu cầu cần đạt của CT, nhóm TG cũng đưa các bài chính tả nhớ-viết để hình thành kĩ năng viết đúng nội dung đã học thuộc cho HS.
Phần BT chính tả được bố trí tối đa hai BT cho mỗi tiết học, gồm chính tarbawts buộc( chính tả có quy tắc; chính tả ngữ nghĩa) và chính tả phương ngữ.
3/ Viết sáng tạo
Theo CT Giáo dục phổ thông 2018 môn ngữ văn, việc dạy viết sáng tạo( kĩ năng viết đoạn văn ngắn) thể hiện ở kĩ năng tạo lập văn bản, bao gồm cả dạng nói và viết. Đối với lớp Ba, việc dạy viết sáng tạo nhằm mục đích bước đầu chuẩn bị cho việc hướng dẫn HS nhận thức được quá trình tạo lập văn bản của mình là nhấn mạnh vào kết quả sản phẩm làm văn của các em.
Để làm được điều này, nhóm TG thiết kế dạy kĩ năng viết sáng tạo theo hai giai đoạn:
* Giai đoạn làm quen gồm các dạng bài đơn giản: tự giới thiệu, viết thông báo, điền thông tin vào tờ khai in sẵn,..Mỗi dạng bài được dạy 1-2 tiết, sản phẩm HS ở giai đoạn này yêu cầu từ 4-5 câu.
* Giai đoạn luyện viết theo thể loại được thiết kế hai tiết cho các thể loại ôn tập của lớp Hai, 4-5 tiết cho mỗi thể loại học mới: viết thư, tả đồ vật quen thuộc, thuật việc được chứng kiến hoặc tham gia, viết về tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật, viết về lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe,….Để giúp HS hình thành kĩ năng nói, viết, với mỗi thể loại học mới ở lớp Ba, giúp HS hình thành kĩ năng theo các bước:
Bước 1: Nhận diện thể loại
Bước 2: Tìm ý
Bước 3: Nói miệng
Bước 4: Viết chính thức
III. Nói và nghe
1/ Nói và nghe tương tác và nghi thức lời nói
Hoạt động nói và nghe được thiết kế gồm:
Nói và nghe tương tác ở hoạt động Khởi động của tất cả các bài: HS được nói, trao đổi, chia sẻ dựa trên kinh nghiệm xã hội và ngôn ngữ về một vấn đề liên quan tới nội dung bài đọc để dẫn vào bài.
Yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói, nghe, nói và nghe tương tác theo yêu cầu của CT được hình thành chủ yếu ở bài 2 của mỗi chủ điểm. Mỗi kĩ năng: phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp; nói về một người, đồ vật; nói về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện tranh, hay phim hoạt hình; nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện; nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp;…
Đồng thời một số nghi thức lời nói được hình thành ở lớp Hai cũng được ôn luyện lại trong quá trình hình thành kĩ năng nói và nghe hoặc trong các hoạt động Luyện tập, Vận dụng,…
2/ Kể chuyện
Những yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện lớp Ba được hình thành, phát triển trên nền tảng các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành ở lớp Hai( kể được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và câu, câu hỏi hoặc từ ngữ gợi ý), cài đặt ở bài 4 của mõi chủ điểm với ba hình thức: Nghe-kể ( 9 bài ), Xem-kể ( 1 bài ), Đọc-kể ( 6 bài). Theo đó, mạch kể chuyện lớp Ba được thiết kế gồm: kể toàn bộ câu chuyện, kể phân vai, kể bằng lời một nhân vật trong truyện, tưởng tượng để kể thêm phần kết cho câu chuyện…dựa vào tranh hoặc sơ đồ kết hợp với từ ngữ gợi ý, câu câu hỏi.
IV.Kiến thức tiếng Việt, văn học
Kiến thức tiếng Việt được dạy thành hai mạch thông qua việc hình thành các kĩ năng:
- Mạch luyện từ: từ loai ( danh từ, động từ, tính từ, từ bổ sung thêm ý cầu khiến, từ bộc
lộ cảm xúc ); từ đồng nghĩa, trái nghĩa; biện pháp so sánh tu từ và MRVT theo chủ đề.
2.Mạch luyện câu: Dạy câu chia theo chức năng của vị ngữ( Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?), từ ngữ trả lời các câu hỏi( Khi nào?, Lúc nào?, Bao giờ?, Ở đâu?, Vì sao?…), câu chia theo mục đích nói kết hợp với dấu câu; dạy mở rộng câu bằng cách hướng dẫn HS tìm/ viết từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?,..
Kiến thức văn học được dạy tích hợp với dạy học đọc hiểu, kể chuyện, viết sáng tao qu các câu hỏi, BT về: 1.Bài học rút ra từ văn bản; 2. Địa điểm và thời gian; 3. Suy nghĩ và hành động của nhân vật với các hình thức câu hỏi, BT đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ, so sánh, kết nối.
- Yêu cầu cần đạt
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC
– Đọc đúng và bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả, câu chuyện, bài
thơ; tốc độ đọc khoảng 70 – 80 tiếng trong 1 phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu
hay chỗ ngắt nhịp thơ.
– Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân trong một đoạn đối thoại có hai
hoặc ba nhân vật.
– Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2.
– Đánh dấu được đoạn sách đang đọc.
– Ghi chép ngắn gọn những nội dung quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
– Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn
bản với những suy luận đơn giản.
– Tìm được ý chính của từng đoạn văn dựa trên các câu hỏi gợi ý.
– Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết được điệu bộ, hành động của nhân vật qua một số từ ngữ trong văn bản.
– Nhận biết được thời gian, địa điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện.
– Nhận biết được vần và biện pháp tu từ so sánh trong thơ.
– Nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.
Liên hệ, so sánh, kết nối
– Lựa chọn một nhân vật trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, nêu tình cảm và suy nghĩvề nhân vật đó.
– Lựa chọn một nhân vật hoặc địa điểm trong tác phẩm đã học hoặc đã đọc, mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật, địa điểm đó.
Đọc mở rộng
– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
– Thuộc lòng được ít nhất 8 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 60 chữ.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
– Trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý?
– Tìm được ý chính của từng đoạn trong văn bản.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 – 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản.
– Nhận biết được cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được những điều học được từ văn bản.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương các văn bản đã học
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
– Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
– Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên địa lí
nước ngoài đã học.
– Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
– Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 – 70 chữ, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút.
– Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); hình thành một vài ý lớn; viết thành đoạn văn; chỉnh sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, dấu câu, viết hoa) dựa vào gợi ý.
Thực hành viết
– Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.
– Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
– Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.
– Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
– Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.
– Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).
NÓI VÀ NGHE
Nói
– Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.
– Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.
– Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.
– Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý); kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện. Nói 2 – 3 câu về một tình huống do em tưởng tượng.
– Nói được về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện
tranh hay phim hoạt hình.
Nghe
– Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
– Biết hỏi và đáp kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
– Nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.
Nói nghe tương tác
– Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.
– Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.
- Môn Toán
- NỘI DUNG:
*Gồm 4 chủ đề:
Học kì I: Gồm 2 chủ đề:
Chủ đề 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Chủ đề 2: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1000
Học kì II: Gồm 2 chủ đề:
Chủ đề 3: CÁC SỐ ĐẾN 10000
Chủ đề 4: CÁC SỐ ĐẾN 100000
*Với các mạch nội dung:
- Số và phép tính
*Số tự nhiên
-Lập số
+Giới thiệu các khái niệm hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
+Tổng hợp các đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn để hình thành số.
-Đọc, viết số
+Đọc và viết các số trong phạm vi 10000, 100000.
+Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn.
+Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.
-Đếm thêm, đếm bớt (1, 2, 3, …, 10; 100, 1000, 10000)
-Phân tích, tổng hợp số
+Thực hiện được các thao tác tách – gộp số và thể hiện bằng sơ đồ tách – gộp số.
+Nhận biết cấu tạo thập phân của số.
+Tách – gộp số theo cấu tạo thập phân của số.
+Viết số thành tổng theo các hàng.
-Thứ tự các số
+Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn” giữa số lượng các phần tử của hai tập hợp qua thao tác thiết lập tương ứng 1 – 1. Sử dụng đúng các thuật ngữ “ bằng, nhiều hơn, ít hơn”.
+Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, lớn hơn, bé hơn” giữa các số dựa vào quan hệ “ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn”. Sử dụng đúng các thuật ngữ “ bằng, lớn hơn, bé hơn” và các kí hiệu “ =, >, <”.
+Nhận biết dãy số (tự nhiên) được xếp thứ tự từ bé đến lớn.
+So sánh được các số trong phạm vi 10000, 100000 dựa vào quan hệ “bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn” có thể dùng nhiều cách thức: so sánh các chữ theo các hàng; thứ tự các số trong dãy số; dựa vào tia số.
+Xác định được số lớn nhất, số bé nhất, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10000, 100000 (ở các nhóm không quá bốn số).
-Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng mười nghìn.
-Giải quyết vấn đề có liên quan đến các số trong phạm vi 10000, 100000.
*Phép tính:
Phép cộng, phép trừ
–Ý nghĩa phép tính
+Nhận biết được ý nghĩa của các phép tính cộng: gộp lại (theo quan điểm lấy hợp hai tập hợp không giao nhau) và mở rộng ý nghĩa phép tính: nhiều hơn.
+Nhận biết và sử dụng các thuật ngữ chính thể hiện ý nghĩa phép cộng: và, thêm, nhiều hơn.
+Nhận biết được ý nghĩa của phép tính trừ: tách ra (theo quan điểm tìm phần bù của tập con của một tập hợp) và mở rộng ý nghĩa phép tính: ít hơn.
+ Nhận biết và sử dụng được các thuật ngữ chính thể hiện ý nghĩa phép trừ: bớt đi, còn lại, ít hơn.
-Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số ( có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).
– Nhận biết được tính chất giao hoán của phép cộngtính chất kết hợp của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong thực hành tính.
Phép nhân, phép chia
-Ý nghĩa phép tính
+Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau.
+Nhận biết và sử dụng được thuật ngữ chính thể hiện ý nghĩa phép nhân: cái gì được lấy mấy lần.
+Nhận biết được ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống.
+Nhận biết và sử dụng được thuật ngữ chính thể hiện ý nghĩa phép chia: chia đều.
- Vận dụng các bảng nhân, bảng chia 2, 3, …, 9 trong thực hành tính.
+ Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và không liên tiếp).
+ Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số.
- Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong thực hành tính.
Tính nhẩm
– Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản.
Biểu thức số
– Làm quen với biểu thức số.
– Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc.
– Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.
– Xác định được thành phần chưa biết của phép tính thông qua các giá trị đã biết.
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
– Giải bài toán có hai bước tính liên quan đến:
+ Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính.
+ Thành phần và kết quả của phép tính.
+ Các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé).
Phân số
– Làm quen với phân số.
Nhận biết được các phân số 1/ 2, 1/3, …, 1/9 thông qua các hình ảnh trực quan.
Xác định được 1/ 2, 1/3, …, 1/9 của một nhóm đồ vật (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau.
- Hình học và đo lường
Hình học trực quan
- Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối đơn giản.
+Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
+Nhận biết được góc, góc vuông, góc không vuông.
+Nhận biết được một số yếu tố cơ bản của hình: đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
+Nhận biết được tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn qua các yếu tố cơ bản của hình.
+Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học.
+ Sử dụng ê-ke để kiểm tra và vẽ góc vuông.
+ Sử dụng com-pa để vẽ đường tròn, thực hiện được việc vẽ trang trí.
+ Thực hiện được việc vẽ hình vuông, hình chữ nhật trên lưới ô vuông.
+ Giải quyét được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.
Đo lường
-Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
+Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.
+Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vuông)
+Nhận biết được đơn vị đo độ dài: mm (mi-li-mét); quan hệ giữa các đơn vị m, dm, cm, mm.
+Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam); quan hệ giữa g và kg.
+Nhận biết được đơn vị đo dung tích: ml (mi-li-lít); quan hệ giữa ml và l.
+Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ 0C.
+Nhận biết được tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
+Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100000 đồng); nhận biết được tờ tiề hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu đọc, viết số chỉ mệnh giá)
-Thực hành đo đại lượng
+ Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét, nhiệt kế, …) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
+ Đọc giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
-Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
+ Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, dung tích, thời gian, tiền Việt Nam với các đơn vị đo đã học.
+ Tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
+ Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
+ Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cân nặng của một con gà khoảng 2 kg, …).
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.
- Một số yếu tố thống kê, xác suất
Một số yếu tố thống kê
– Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.
– Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.
– Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu.
Một số yếu tố xác suất
Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (một lần) thí nghiệm đơn giản.
- Hoạt động thực hành và trải nghiệm
– Thực hành tính toán, đo lường và ước lượng như: thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, …
– Thực hành thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê (theo các tiêu chí cho trước) về một số đối tượng thống kê trong trường, lớp.
– Tổ chức trò chơi học Toán, câu lạc bộ toán học, ….
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Về phẩm chất
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Về năng lực đặc thù:
Năng lực tư duy và lập luận toán học
– Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản. Làm quen với việc quan sát, tìm kiếm sự tương tác và sự khác biệt trong những tình huống quen thuộc; làm quen với việc nói kết quả của việc quan sát (nói theo trường hợp cụ thể, chưa yêu cầu khái quát).
– Bước đầu nêu lí do để giải thích việc làm của mình.
Năng lực mô hình hóa toán học:
– Lựa chọn được hình vẽ, sơ đồ, phép tính,… để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) các nội dung, ý tưởng.
– Giải quyết được nhiệm vụ từ sự lựa chọn trên.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học
HS bước đầu làm quen với các việc giải quyết vấn đề:
– Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
– Nói (đơn giản) cách thức giải quyết vấn đề.
– Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.
– Kiểm tra được các việc đã làm ( giải pháp thực hiện.)
Năng lực giao tiếp toán học
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép thong tin trọng tâm (số, phép tính,…) do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản)
– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) các nội dung, ý tưởng, giải pháp (một cách đơn giản) để người khác hiểu.
– Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
– Thể hiện được sự tự tin khi trả lời, trình bày thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
– Nhận biết được tên gọi, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản.
– Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
– Bước đầu nhận biết một số ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.
- Môn Đạo đức
- Nội dung
Nội dung Chương trình môn Đạo đức ở lớp 3 được xây dựng cho 35 tuần, tương đương 35 tiết (1 tiết /tuần)
Trong 35 tuần sẽ thực hiện 8 chủ đề giáo dục cơ bản; hoạt động trải nghiện môn học và các hoạt động kiểm tra, đánh giá và sự phát triển về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Đạo đức.
Các nội dung được xây dựng dựa vào 3 mạch giáo dục với 8 chủ đề:
Các mạch giáo dục | Nội dung giáo dục | Các chủ đề |
Giáo dục đạo đức | Yêu nước | Em yêu Tổ quốc Việt Nam |
Nhân ái | Quan tâm đến hàng xóm láng giềng | |
Chăm chỉ | Ham học hỏi | |
Trung thực | Giữ lời hứa | |
Trách nhiệm | Tích cực hoàn thành nhiệm vụ | |
Giáo dục kĩ năng sống | Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân | Khám phá bản thân |
Kĩ năng tự bảo vệ | Xử lí bất hòa với bạn bè | |
Giáo dục pháp luật | Chuẩn mực hành vi pháp luật | Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông |
Giáo dục kinh tế | … | … |
- Yêu cầu cần đạt
Chủ đề | Yêu cầu cần đạt |
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
|
– Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
– Nêu được một số nét cơ bản ề vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. – Nhận ra tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; – Thự hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. – Tự hào được là người Việt Nam. |
QUAN TÂM ĐẾN HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
|
– Nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm đến hàng xóm láng giềng;
– Biết vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng; – Quan tâm đến hàng xóm láng giềng bằng những lời nói, việc làm phù hợp; – Đồng tình với những lời nói, việc làm quan tâm đến hàng xóm láng giềng; không đồng tình với những lời nói, việc làm không quan tâm đến hàng xóm láng giềng. |
HAM HỌC HỎI
|
– Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi;
– Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình. – Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi. |
GIỮ LỜI HỨA
|
– Nêu được một số biểu hiện của việc giữ lời hứa;
– Biết được vì sao phải giữ lời hứa; – Thực hiện được việc giữ lời hứa bằng lời nói, việc làm cụ thể; – Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với những lời nói, hành động không giữ lời hứa. |
TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
|
– Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
– Biết được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà đúng kế hoạch có chất lượng – Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. |
KHÁM PHÁ BẢN THÂN
|
– HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
– Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; – Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân. -Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. |
XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
|
– Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
– Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè. – Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè; – Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. |
TUÂN THỦ AN TOÀN GIAO THÔNG
|
– Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông thường gặp.
– Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông . – Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp lứa tuổi. – Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông . |
- Môn TNXH
- NỘI DUNG:
*Gồm 6 chủ đề:
Chủ đề 1: GIA ĐÌNH
Chủ đề 2: TRƯỜNG HỌC
Chủ đề 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Chủ đề 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Chủ đề 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
*Với các mạch nội dung chính:
Phần kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Các nội dung này được trình bày xen kẽ nhau thông qua những hoạt động học tập được tổ chức theo cách tiếp cận hướng đến những nhóm năng lực đặc thù của môn Tự nhiên xã hội.
– Hoạt động phát triển năng lực nhận thức khoa học và năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Dựa vào quan sát, thực hành sắp xếp, phân loại hoặc trải nghiệm các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn, HS nêu và nhận biết một số sự vật, hiện tượng, có khả năng đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét về đặc điểm bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh. Chú ý đến tâm sinh lí cũng như trình độ của HS lớp 3, các năng lực Nhận thức và năng lực Tìm hiểu được gộp chung trong một số loại hình hoạt động, tránh gây bối rối cho HS.
– Hoạt động phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế, phân tích một tình huống, giải quyết một số vấn đề có liên quan và đưa ra cách xử lý phù hợp.
Nội dung này chiếm phần lớn số lượng các trang trong cuốn sách. Cụ thể phần này trình bày, hướng dẫn gợi ý cho 29 bài học trong SGK môn Tự nhiên và Xã hội 3 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo của NXBGDVN, nội dung các bài học bám sát chương trình môn học và đáp ứng tất cả các yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Về phẩm chất
Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Về năng lực đặc thù:
Năng lực Nhận thức khoa học
– Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,…
– Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,…
– Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
– So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí
Năng lực Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
– Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
– Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.
– Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành.
Năng lực Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
– Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. – Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh.
– Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống.
- MÔN Giáo dục thể chất
- Nội dung
1/Đội hình đội ngũ.
2/Bài thể dục phát triển chung
3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.
4/Trò chơi vận động.
- Yêu cầu cần đạt
1/Đội hình đội ngũ:
Kiến thức:
Biết các khẩu lệnh và cách thực hiện các bài tập đội hình đội ngũ.
Kĩ năng:
– Thực hiện cơ bản đúng các bài tập: Tập hợp hàng ngang; Dóng hàng ngang; Điểm số theo hàng ngang
(từ 1 đến hết và theo chu kì 1 – 2); Đi đều theo 1 – 4 hàng dọc, đứng lại.
– Vận dụng vào nếp sinh hoạt tập thể ở trường và ngoài nhà trường.
2/Bài thể dục phát triển chung:
Kiến thức :
Biết tên và cách thực hiện bài thể dục phát triển chung 8 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và điều hòa.
Kĩ năng :
– Thực hiện cơ bản đúng toàn bài.
– Vận dụng để tập hằng ngày.
3/Bài tập rèn luyện kỹ năng vận động và tư thế cơ bản.
Kiến thức:
Biết cách thực hiện các bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản.
Kĩ năng:
Thực hiện cơ bản đúng các bài tập: Đi vượt chướng ngại vật thấp; Đi chuyển hướng phải, trái; Nhảy dây kiểu chụm hai chân; Tung và bắt bóng bằng hai tay; Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người; Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người trở lên.
– Vận dụng để tự tập.
4/Trò chơi vận động.
Kiến thức:
Biết tên và cách chơi các trò chơi: Tìm người chỉ huy; Thi xếp hàng nhanh; Mèo đuổi chuột; Chim về tổ; Đua ngựa; Thỏ nhảy; Lò cò tiếp sức; Hoàng Anh – Hoàng Yến; Ai kéo khỏe; Chuyển đồ vật.
Kĩ năng:
– Thực hiện được các trò chơi trên.
– Tham gia chơi tương đối chủ động một số trò chơi đã học ở các lớp 1, 2.
– Vận dụng để vui chơi, tự tập hằng ngày
- MÔN ÂM NHẠC
- Nội dung
Hát
Bài hát tuổi học sinh (7 – 8 tuổi), đồng dao, dân ca |
||||||
Nghe nhạc
Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi. |
||||||
Đọc nhạc
Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. |
||||||
Nhạc cụ
Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. |
||||||
Thường thức âm nhạc
– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài. |
||||||
– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.
B. Yêu cầu cần đạt
|
- Môn Mĩ thuật
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
MĨ THUẬT TẠO HÌNH | |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
– Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt. – Biết phân biệt màu cơ bản và màu thứ cấp. – Biết liên hệ nội dung chủ đề với hình ảnh trong thực tiễn. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được màu thứ cấp và đọc được tên các màu đó trong thực hành, sáng tạo – Vận dụng được đậm, nhạt của chấm, nét để trang trí sản phẩm. – Biết vận dụng sự tương phản của hình, khối dạng cơ bản để mô phỏng đối tượng. – Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm, như: mịn, mềm, thô ráp,… – Tạo được sự biểu đạt hình động cho sản phẩm. – Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm. – Phân biệt được vẽ, in và nặn trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trưng bày, trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm và ý tưởng vận dụng. – Biết mô tả, chia sẻ cảm nhận về tác phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản. |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình
– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội hoạ – Đồ hoạ (tranh in) – Điêu khắc Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội; Quê hương. |
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG | |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Nhận biết được tính chất tương phản của hình, khối ở sản phẩm thủ công. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Tạo được sản phẩm có sự tương phản của hình, khối dạng cơ bản. – Tạo được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm bằng vật liệu sẵn có. – Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm. – Vận dụng được sự khác nhau của chấm, đường hướng của nét để trang trí sản phẩm. – Tạo được cảm giác bề mặt chất liệu ở sản phẩm. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. – Biết phân biệt vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo ở sản phẩm thủ công |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp:
Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại: Thủ công Lựa chọn, kết hợp: – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm. |
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học:
Nội dung của hoạt động trải nghiệm được chia 4 mạch:
- Hoạt động hướng vào bản thân:
_ Hoạt động khám phá bản thân:
+ Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân.
+ Tìm hiểu khả năng của bản thân.
_ Hoạt động rèn luyện bản thân:
+ Rèn luyện nề ;nếp, thói quen tự phục và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
+ Rèn luyện kĩ năng thích ứng với cuộc sống.
- Hoạt động hướng đến xã hội:
_ Hoạt động chăm sóc gia đình:
+ Quan tâm chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình.
+ Tham gia các công việc trong gia đình.
_ Hoạt động xây dựng nhà trường:
+ Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy, cô.
+ Tham gia xây dựng và phát huytruye6n2 thống của nhà trường.
- Hoạt động hướng đến tự nhiên:
_ Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:
+ Khám phá vẻ đẹp, ỳ nghĩa của cảnh quan thiên nhiên.
+ Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
_ Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường:
+ Tìm hiểu thực trạng môi trường.
+ Tham gia bảo vệ môi trường.
- Hoạt động hướng nghiệp:
Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp.
- Yêu cầu cần đạt trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm.
_ Sắp xếp được các thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân và bước đầu thực hiện được thời gian biểu đề ra.
_ Thực hiện dược ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học, có ý thức giữ gìn an toàn trong khi trang trí lớp học.
Nhận thức được các nguy hie6m3ne6u1 không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện được những việc làm dảm bảo an toàn trong ăn uống.
_ Biết giữ an toàn trong lao động
_ Kể lại những điều ấn tượng nhất về thầy, cô và thể hiện tình càm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm.
_ Biết cách hòa giải bất đồng trong quan hệ bạn bè.
_ Thực hiện dược một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.
_ Tham gia một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.
_ Tìm hiểu dược thu nhập của các thành viên trong gia đình.
_ Biết tiết kiệm khi sử dụng điện, nước trong gia đình.
_ Nhận ra được những nét riêng cảu bản thân .
_ Giới thiệu được các sở thích của bản thân và sản phẩm làm được theo sở thích.
_ thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân bằng lời nói, thài độ và việc làm cụ thể.
_ Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
_ Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.
_ Nhận diện được cảnh đẹp của thiên nhiên ở địa phương.
_ Tuyên truyền với bạn bè, người thân về việc bảo vệ vẻ đẹp cảu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
_ Kể tên được mộc số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
_ Nhận ra một số đức tính cùa bản thân liên quan đến nghề yêu thích.
- Môn Tin học
- Thời lượng
– Cả năm: 35 tuần (35 tiết)
– Trong đó: Học kì 1: 18 tuần (18 tiết); Học kì 2: 17 tuần (17 tiết)
- Yêu cầu cần đạt
Nội dung
|
Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
A. Máy tính và em | · Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
· Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. · Biết khởi động máy và tắt máy đúng qui trình. · Nhận và chọn biểu tượng bằng chuột. · Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính. · Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính. · Chỉ ra được khu vực chính của bàn phím và nêu được tên các hàng phím. · Biết vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím. |
– Cho học sinh quan sát một máy tính cụ thể.
|
B. Mạng máy tính và Internet | · Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet.
· Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi |
Cho học sinh xem tin và giải trí trên trang web. |
C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin | · Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.
· Sắp xếp được đồ vật hay dữ liệu hợp lí theo một số yêu cầu cụ thể. · Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp. · Biết được có thể biểu diễn một sắp xếp, phân laoij cụ thể bằng sơ đồ hình cây. · Nhận biết được tệp, thư mục và ổ đĩa. · Mô tả sơ lược được vai trò của cấu trúc cây thư mục trong việc lưu các tệp và thư mục. · Tìm hiểu được cấu trúc cây của một thư mục để biết nó chứa những thư mục con nào, những tệp nào. · Thực hiện được việc tạo, xóa, đổi tên thư mục. · Tìm được tệp ở thư mục cho trước theo yêu cầu. |
|
D. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số | · Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.
· Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp với máy tính; biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình. |
|
E. Ứng dụng tin học | · Nhận biết được biểu tượng của phần mềm trình chiếu và kích hoạt được bằng cách nháy chuột vào biểu tượng.
· Tạo được tệp trình chiếu, gõ được một vài dòng văn bản đơn giản không dấu, đưa được ảnh vào một trang chiếu, lưu và đặt được tên cho tệp trình chiếu. · Nhận thấy nhờ sử dụng máy tính mà con người quan sát được và biết thêm về thế giới tự nhiên một cách sinh động và trực quan. · Kể lại được những gì quan sát đã đem lại thêm hiểu biết mới. · Cầm chuột đúng cách · Thực hiện được các thao tác với chuột. · Nhận thấy phần mềm đã hướng dẫn thao tác đúng với chuột máy tính. |
|
F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | · Nêu được một số công việc hàng ngày được thực hiện theo từng bước.
· Nhận biết được việc chia nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn là điều dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. · Sử dụng được cách nói “nếu….thì” thể hiện quyết định thực hiện một việc hay không tùy thuộc vào một điều kiện có được thỏa mãn hay không. · Phát biểu được nhiệm vụ đặt ra bằng cách xác định những gì đã cho trước, cần làm gì hay cách tạo ra sản phẩm số nào. · Chia được một công việc cụ thể thành những việc nhỏ hơn, trong đó có việc thực hiện với sự trợ giúp của máy tính. · Thực hiện được nhiệm vụ do giáo viên đặt ra, có sử dụng máy tính. |
10.Môn Công nghệ
Tên bài | Số tiết | Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Phần 1. Công nghệ và đời sống | |||
Bài 1. Tự nhiên và công nghệ | 3 | 1. Đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
2. Sản phẩm công nghệ trong gia đình. 3. Sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình ( nội dung thực hành) |
– Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ
– Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình – Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. |
Bài 2. Sử dụng đèn học | 3 | 1.Các bộ phận chính của đèn học.
2. Một số loại đèn học thông dụng 3. sử dụng đèn học ( nội dung thực hành) |
– Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học.
– Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng. – Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. |
Bài 3. Sử dụng quạt điện
|
3 | 1.Các bộ phận chính của quạt điện.
2. Một số loại quạt điện thông dụng 3. sử dụng quạt bàn ( nội dung thực hành) |
– Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận của quạt điện.
– Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. – Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc đọ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng. – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện. |
Bài 4. Sử dụng máy thu thanh
|
3 | 1.Tác dụng của máy thu thanh.
2. Mối quan hệ giữa đài phát thanh và máy thu thanh. 3. Chương trình phát thanh. 4. Sử dụng máy thu thanh ( nội dung thực hành) |
– Nêu được tác dục của máy thu thanh.
– Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản đài phát thanh và máy thu thanh. – Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh trên đài phát thanh. – Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn. |
Bài 5. Sử dụng máy thu hình
|
3 | 1.Tác dụng của ti vi.
2. Mối quan hệ giữa đài truyền hình và ti vi. 3. Kênh truyền hình phổ biến. 4. Lựa chọn vị trí ngồi khi xem ti vi( nội dung thực hành) 5.Sử dụng ti vị( nội dung thực hành) |
– Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti vi) trong gia đình.
– Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài truyền hình và ti vi. – Kể được tên và nêu được nội dung của một số kênh truyền hình phổ biến, phù hợp với học sinh – Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn và khoảng cách hợp lí khi xem ti vi – Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của ti vi theo ý muốn. |
Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
|
2 | 1.Tình huống mất an toàn trong gia đình.
2. Phòng tránh tình huống mất an toàn trong gia đình ( nội dung thực hành) |
– Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho con người từ môi trường công nghệ trong gia đình
– Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra. |
Dự án 1. Tìm hiểu sản phẩm công nghệ trong gia đình | 1 | 1. Mô tả dự án.
2. Mục tiêu 3. Nhiệm vụ học tập 4.Phương tiện hỗ trợ 5.Sản phẩm dự án 6.Tiêu chí đánh giá |
– Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ trong gia đình.
– Nhận biết được vật liệu có nguồn gốc từ đối tượng tự nhiên được sử dụng để làm sản phẩm công nghệ trong gia đình. |
Ôn tập phần 1 | 1 | ||
Kiểm tra HKI | 1 | ||
Phần 2. Thủ công kĩ thuật | |||
Bài 7. Làm đồ dùng học tập
|
4 | – Em làm thước kẻ bằng giấy
– Thực hành làm thước kẻ bằng giấy ( nội dung thực hành) |
– Lựa chọn được vật liệu đồ dùng học tập đúng yêu cầu.
– Sử dụng các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đơn giản – Kể tên được một số đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đẩm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ. |
Bài 8. Làm biển báo giao thông | 4 | – Biển báo giao thông đường bộ
– Em làm biển báo giao thông đường bộ |
– Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
– Lựa chọn được vật liệu phù hợp. – Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước. – Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. |
Bài 9. Làm đồ chơi
|
4 | – Đồ chơi quanh em.
– Em làm mô hình xe. – Tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm. |
– Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phủ hợp với lứa tuổi.
– Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn – Tính toán được chi phi cho một đồ chơi đơn giản. |
Dự án 2. Làm mô hình sa bàn giao thông bằng giấy bìa cứng | 1 | 1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ. 3. Vật liệu phương tiện hỗ trợ 4. Câu hỏi gợi ý 5. Sản phẩm |
Làm được một sản phẩm công nghệ đơn giản. |
Ôn tập phần 2 | 1 | ||
Kiểm tra | 1 | ||
Tổng cộng | 35 |
- Môn Tiếng Anh: theo Sách Tiếng Anh 3 – Global Success (Tổng chủ biên Hoàng Văn Vân) dành cho 4 tiết / tuần
- PHẦN I. CHƯƠNG TRÌNH.
- Nội dung:
Hoàn thành các chủ đề, chủ điểm môn học cấp học:
+ Em và những người bạn của em
+ Em và trường học của em
+ Em và gia đình em
+ Em và thế giới quanh em
- Yêu cầu đạt được:
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung:
Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
– Nghe hiểu được các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản.
– Nghe hiểu và làm theo được những chỉ dẫn rất đơn giản trong lớp học.
– Nghe và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về các chủ điểm quen thuộc được nói chậm và rõ ràng.
– Nghe hiểu được các đoạn hội thoại ngắn, rất đơn giản khoảng 20–30 từ về các chủ điểm quen thuộc được nói chậm và rõ ràng.
– Nói được các từ và cụm từ quen thuộc, đơn giản.
– Hỏi và trả lời được các câu hỏi rất đơn giản về bản thân và những người khác.
– Hỏi và trả lời được các câu hỏi thường dùng trong lớp học.
– Nói được về một số chủ điểm quen thuộc, sử dụng các từ và cụm từ rất đơn giản (có sự trợ giúp).
– Đọc đúng chữ cái trong bảng chữ cái, chữ cái trong từ.
– Đọc hiểu được nghĩa các từ và cụm từ quen thuộc, rất đơn giản.
– Đọc hiểu được các câu ngắn, rất đơn giản.
– Đọc hiểu được các văn bản ngắn, rất đơn giản khoảng 30 – 40 từ về các chủ điểm trong nội dung Chương trình.
– Viết được các từ, cụm từ rất đơn giản; Các văn bản ngắn khoảng 10 – 20 từ (có gợi ý) trong phạm vi các chủ điểm trong Chương trình
– Điền được thông tin cá nhân vào các mẫu rất đơn giản (tên, địa chỉ,…).
– Thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
– Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học liên môn qua tiếng Anh: Toán, Mỹ thuật, tin học, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên xã hội . . .
PHẦN II: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
( Kèm phụ lục 2.1)
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm).
- a) Yêu cầu:
– Căn cứ kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân thực hiện; chịu trách nhiệm giảng dạy theo sự phân công của Hiệu trưởng, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, chất lượng của lớp, môn giảng dạy.
– Đổi mới triệt để phương pháp dạy học, phương pháp quản lý lớp học, đầu tư và áp dụng tốt phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo sự tham gia của tất cả học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực sáng tạo và khả năng của mỗi em. Kế hoạch bài dạy môn học theo yêu cầu chuyên môn và có đồ dùng dạy học phù hợp khi lên lớp.
– Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu chuyên đề, nghiên cứu bài học thời lượng mỗi lần sinh hoạt tổ ít nhất là 3 giờ. Bồi dưỡng, nâng cao khả năng sử dụng thiết bị dạy học ( sử dụng thành thạo và hiệu quả), sáng tạo trong việc sử dụng làm đồ dùng dạy học.
– Kết hợp Tổng phụ trách Đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đề ra.
– Vận dụng được những kiến thức, phương pháp giảng dạy tích cực, kỹ năng sư phạm được bồi dưỡng vào giảng dạy. Dạy học phân hoá theo đối tượng học sinh.
- b) Biện Pháp:
– Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 27 /2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Cần chú ý đến việc đánh giá 5 phẩm chất, các năng lực cốt lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù). Đánh giá mức độ hoàn thành bài học, môn học. Đảm bảo việc đánh giá thường xuyên với việc đánh giá định kỳ. Trong kiểm tra đánh giá chú ý đến mức độ hoàn thành bài học đối với tất cả học sinh. Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ học tập; vở học tập; đánh giá qua việc quan sát, hỏi đáp và viết.
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường để trau rồi chuyên môn, nghiệp vụ.
– Sẵn sàng đề xuất những nội dung cần thiết, liên quan đến việc tố chức dạy học và các hoạt động khác với nhà trường để mang lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.
– Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn theo quy định.
– Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục lớp mình phụ trách.
– Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn của tổ, của trường. Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất HS. Tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả các nội dung chuyên môn được tập huấn, bồi dưỡng vào quá trình dạy học. Thực hiện ứng dung công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học và hồ sơ sổ sách cá nhân.
– Tích cực phát biểu khi tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để chia sẻ kinh nghiệm.
– Xây dựng thời khóa biểu của lớp phù hợp với kế hoạch giáo dục nhả trường.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, các môn học và hoạt động giáo dục, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập và các hoạt động khác có liên quan đến các hoạt động giáo dục.
– Thực hiện đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo điều lệ trường tiểu học.
- Chỉ tiêu:
– Giáo viên tham gia:
+ Dạy thao giảng, hội giảng : ít nhất 01 tiết/GV/HK
+ Dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài trường: Ít nhất 01 tiết/GV/tháng.
+ Mỗi giáo viên phấn đấu có ít nhất 1 bài giảng điện tử/học kỳ.
+ Tham gia phong trào tặng sách cho thư viện: ít nhất 1quyển/năm học.
– 100% giáo viên soạn kế hoạch dạy học theo quy định.
– 100% giáo viên và thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học, có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học mỗi tháng.
– 100% thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo kế hoạch 02 tuần/01 lần.
– 100% giáo viên dạy phân hoá đối tượng học sinh có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
– 100% giáo viên thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ học sinh trong từng tiết dạy.
– 100% giáo viên ra đề kiểm tra định kì đúng theo ma trận đã được BGH phê duyệt.
– 100% giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn đúng quy đinh, nộp Ban giám hiệu kí duyệt đúng kế hoạch.
– 100% giáo viên trong tổ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Tổ trưởng
– Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn phù hợp với tổ và đảm bảo theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đặc biệt chú ý đến nội dung đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chường trình.
– Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.
– Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo phân công.
– Tổ chức cho giáo viên xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra định kì, đánh giá , xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng hợp báo cáo kết quả giáo dục của tổ theo kế hoạch chuyên môn.
– Phối hợp tổ chức các hoạt động Giáo dục NGLL, hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác.
- Đối với Tổng phụ trách Đội:
– Căn cứ kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân thực hiện nhằm đảm bảo đạt kết quả cao.
– Kết hợp với phó hiệu trưởng, các bộ phận và giáo viên dạy lớp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chủ yếu là tổ chức buổi chào cờ đầu tuần. Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và các yếu tố liên quan để chủ động tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề với quy mô toàn trường và triển khai thực hiện có hiệu quả theo chủ điểm hoặc các ngày lễ lớn trong năm.
– Phối hợp với GV chủ nhiệm, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Trên đây là Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục Tổ khối 3 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 năm học 2022-2023.
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
|
TỔ TRƯỞNG
Trương Thị Thanh Thủy
|
[1] Theo CTGDPT 2018 ( khối 1,2 ); Theo Quyết định số 16/2006.