TRƯỜNG TH THỊ TRẤN LẤP VÒ 1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔ KHỐI 2 | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số : 01/KH-TTLV2 | Lấp Vò, ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KHỐI LỚP 2
Năm học 2022-2023
- CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
– Thực hiện Kế hoạch số 317/KH-TH.TTLV1 ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023;
Căn cứ Kế hoạch số 328/KH-TTLV1 ngày 12 tháng 10 năm 2022 Trường Tiểu học Thị trấn Lấp Vò 1 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học 2022-2023;
– Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường; tình hình học sinh, phụ huynh khối lớp 2.
– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ được nhà trường giao trong năm học 2022-2023.
- ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Đội ngũ giáo viên
- a) Số liệu:
TT | Đội ngũ | Tổng số | Nữ | Trình độ đào tạo | |||||||
Thạc sỹ | Đại học | Cao đẳng | Dưới CĐ | ||||||||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||||
1 | GVCN | 05 | 04 | 0 | 0 | 04 | 80 | 01 | 20 | 0 | 0 |
Cộng | 05 | 04 | 0 | 0 | 04 | 80 | 01 | 20 | 0 | 0 |
- b) Nhận xét:
* Thuận lợi:
Đa số giáo viên của tổ chuyên môn khối 2 là những giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; luôn đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đảm bảo đủ về số lượng (5GV/5lớp). Có 04/5 GV đạt chuẩn về trình độ theo quy định (ĐHSP).
* Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn 01 giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn; một vài giáo viên lớn tuổi nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế; việc soạn giảng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh ở một vài giáo viên vẫn còn lúng lúng.
- Đặc điểm đối tượng học sinh
- a) Số liệu:
Khối lớp 2 hiện có 05 lớp học, với tổng số là 197 học sinh, nữ là 106 em. Cụ thể như sau:
TT | Lớp | Số HS | Nữ | Tỉ lệ
HS/lớp |
HS
khuyết tật |
Hộ nghèo | Hộ cận nghèo | HS có HCKK | HS học 2b/ngày | HS bán trú |
1 | 2/1 | 38 | 28 | 38 | 40 | |||||
2 | 2/2 | 42 | 21 | 42 | 1 | 42 | ||||
3 | 2/3 | 40 | 17 | 40 | 40 | |||||
4 | 2/4 | 35 | 20 | 35 | 3 | 36 | ||||
5 | 2/5 | 39 | 18 | 39 | 1/0 | 1 | 3 | 39 | ||
Cộng | 05 | 194 | 104 | 39 | 1/0 | 0 | 04 | 04 | 196 |
- b) Nhận xét:
Số lớp vẫn duy trì 05, số HS giảm so với năm học trước là 36 em, tỉ lệ HS nữ so với cả khối là 53,60%; tỉ lệ học sinh /lớp cao so với quy định nên ảnh hưởng đến việc tổ chức học tập và giáo dục các em; số học sinh khuyết tật học hòa nhập là 01; số HS cận nghèo, khó khăn tập trung vào 02 lớp nên giáo viên cũng gặp khó khi phối hợp cùng gia đình hỗ trợ giáo dục các em này.
Đa số các em đếu có ý thức tốt trong việc học tập, có tinh thần yêu thương bạn bè, bảo vệ của công, kính trọng người lớn tuổi và biết giúp đỡ lẫn nhau.
Tất cả các lớp đều học 2 buổi/ngày nên trình độ tương đối đồng đều và kiến thức cơ bản cũng được đảm bảo.
- Nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phong học bộ môn (nếu có)
- a) Số liệu:
– Phòng học:
TT | Phòng học | Số lớp | Số lớp 2 buổi/ngày | Số lớp bán trú |
1 | 05 | 05 | 05 | 05 |
– Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học
Khối lớp 2 |
SL hiện có | Đủ | Thiếu | Ghi chú |
Bộ đồ dùng dạy học tối thiểu | 04 | x |
- b) Nhận xét
– Nhà trường có 01 điểm trường rất thuận tiện cho việc giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên trong tổ. Phòng học của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng, quy cách, chất lượng, đảm bảo cho 100% số lớp học 02buổi/ngày và tổ chức cho học sinh ở bán trú.
– Trường có thư viện tiên tiến và thư viện thân thiện (nhân rộng từ mô hình Room to Read) trang bị khá đầy đủ SGK, SGV và tài liệu tham khảo. Nhìn chung, tất cả giáo viên và học sinh đều có đầy đủ sách giáo khoa. Nhìn chung, về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo phục vụ khá tốt cho việc giảng dạy của trường.
– Thiết bị dạy học dành cho khối 2 chưa được trang bị, bổ sung kịp thời, chủ yếu là vận động phụ huynh trang bị cho các em. Ngoài ra GV tích cực tự làm ĐDDH, tham gia nghiên cứu tài liệu chuyên môn, tham khảo các nguồn học liệu để tổ chức dạy học hiệu quả.
- Nội dung giáo dục địa phương, giáo dục ATGT, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…
– Giáo viên luôn thực hiện các nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông theo các tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp và Phòng Giáo dục và Đào tạo Lấp Vò, các nội dung này đã được tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
– Chủ đề hoạt động giáo dục tập thể trong năm học (có phụ lục 1.2 đính kèm).
– Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
– Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục kỹ năng tài chính cá nhân.
– Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tích hợp vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDDT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHẦN I: CHƯƠNG TRÌNH
- Môn Tiếng Việt : (Thời lượng: 10 tiết/ tuần x 35 tuần = 350 tiết)
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
ĐỌC
KĨ THUẬT ĐỌC – Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng). Thuộc bảng chữ cái tiếng Việt; biết phân biệt tên chữ cái (a, bê, xê,…) và âm (a, bờ, cờ,…) mà chữ cái và con chữ biểu hiện. – Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn. Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. – Bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với ngữ điệu phù hợp. – Biết đọc thầm. – Nhận biết được thông tin trên bìa sách: tranh minh hoạ, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản. – Điền được những thông tin quan trọng vào phiếu đọc sách. ĐỌC HIỂU Văn bản văn học Đọc hiểu nội dung – Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? – Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý. Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện. – Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh. – Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời thoại. – Nhận biết được vần trong thơ. Liên hệ, so sánh, kết nối Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao. Đọc mở rộng – Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học. – Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ. Văn bản thông tin Đọc hiểu nội dung – Biết nêu và trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? – Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý. Đọc hiểu hình thức – Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khoá biểu, thời gian biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động. – Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản. Liên hệ, so sánh, kết nối – Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản. – Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh. Đọc mở rộng Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học. |
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,…) và âm (a, bờ, cờ,…) 2. Vốn từ theo chủ điểm 3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất 3.2. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách các bộ phận đồng chức trong câu 4.1. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời 4.2. Đoạn văn – Đoạn văn kể lại một sự việc – Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý – Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu – Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu 5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) KIẾN THỨC VĂN HỌC 1. Đề tài (viết, kể về điều gì) 2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật 3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật 4. Vần trong thơ NGỮ LIỆU 1.1. Văn bản văn học – Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả – Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 – 200 chữ, bài miêu tả khoảng 150 -180 chữ, thơ khoảng 70 – 90 chữ 1.2. Văn bản thông tin – Văn bản giới thiệu về loài vật, đồ dùng; văn bản hướng dẫn một hoạt động đơn giản bao gồm cả dạng kí hiệu – Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khoá biểu; thời gian biểu Độ dài của văn bản: khoảng 110 – 140 chữ 2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý |
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT – Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa. – Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương. – Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương. – Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định. VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Quy trình viết – Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ. Thực hành viết – Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý. – Biết đặt tên cho một bức tranh. – Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi. NÓI VÀ NGHE Nói – Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe. – Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị, chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từ chối phù hợp với đối tượng người nghe. – Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem. – Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích). Nghe – Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe. – Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó. – Nghe câu chuyện, dựa vào gợi ý, nêu ý kiến về nhân vật chính hoặc một sự việc trong câu chuyện. Nói nghe tương tác – Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý. – Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói. |
- Môn Toán (Thời lượng: 5 tiết/ tuần x 35 tuần = 175 tiết)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt | |
SỐ VÀ PHÉP TÍNH | ||
Số tự nhiên | ||
Số tự nhiên | Số và cấu tạo thập phân của một số | – Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.
– Nhận biết được số tròn trăm. – Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. – Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị. – Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số. |
So sánh các số | – Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000.
– Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). – Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). |
|
Ước lượng số đồ vật | Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. | |
Các phép tính với số tự nhiên | Phép cộng, phép trừ | – Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.
– Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. – Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). |
Phép nhân, phép chia | – Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.
– Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia. – Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính. – Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. |
|
Tính nhẩm | – Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
– Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. |
|
Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học | – Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
– Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). |
|
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | ||
Hình học trực quan | ||
Hình phẳng và hình khối | Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản | – Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
– Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. |
Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học | – Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
– Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học. |
|
Đo lường | ||
Đo lường | Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng | – Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.
– Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg. – Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít. – Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học. – Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút. – Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5). – Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền. |
Thực hành đo đại lượng | – Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti-mét,…) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
– Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6. |
|
Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng | – Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài, khối lượng, dung tích đã học.
– Thực hiện được việc ước lượng các số đo trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cột cờ trường em cao khoảng 6m, cửa ra vào của lớp học cao khoảng 2m,…). – Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh. – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường các đại lượng đã học. |
|
MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT | ||
Một số yếu tố thống kê | ||
Một số yếu tố thống kê | Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu | Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản). |
Đọc biểu đồ tranh | Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. | |
Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh | Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. | |
Một số yếu tố xác suất | ||
Một số yếu tố xác suất | Làm quen với các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện | Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn. |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM | ||
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: – Thực hành tính toán, đo lường và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích một số đồ vật trong thực tiễn; thực hành đọc giờ trên đồng hồ, xem lịch; thực hành sắp xếp thời gian biểu học tập và sinh hoạt của cá nhân hằng ngày, trong tuần,… – Thực hành thu thập, phân loại, ghi chép, kiểm đếm một số đối tượng thống kê trong trường, lớp. Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học toán hoặc các hoạt động “Học vui – Vui học”,…) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản. |
- Môn Đạo đức (Thời lượng: 01 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Quê hương em | – Nêu được địa chỉ của quê hương.
– Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình. – Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương;… |
Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè | – Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo,cô giáo và yêu quý bạn bè.
– Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè. – Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai. |
Quý trọng thời gian | – Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
– Biết vì sao phải quý trọng thời gian. – Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí. |
Nhận lỗi và sửa lỗi | – Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi.
– Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi. – Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi. – Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. |
Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình | – Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.
– Biết vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình. – Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình. – Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình. |
Thể hiện cảm xúc bản thân | -Phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui vẻ, vui sướng, phấn khởi,…), cảm xúc tiêu cực (giận dữ, buồn chán, sợ hãi, tự ti, thất vọng,…).
-Biết được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. – Biết kiềm chế các cảm xúc tiêu cực. |
Tìm kiếm sự hỗ trợ | -Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ.
– Biết vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ. – Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. |
Tuân thủ quy định nơi công cộng | – Nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng.
– Biết vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng. – Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng. – Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng. |
- Môn Tự nhiên & xã hội (Thời lượng: 02 tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
GIA ĐÌNH | |
Các thế hệ trong gia đình | – Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
– Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. – Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. – Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. |
Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình | – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
– Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương. – Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. |
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà | – Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
– Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. – Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. – Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. |
Giữ vệ sinh nhà ở | – Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
– Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). |
TRƯỜNG HỌC | |
Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học | – Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,…). |
– Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân. | |
An toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học | – Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh.
– Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. |
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG | |
Hoạt động mua bán hàng hoá | – Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
– Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. – Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hoá trước khi mua. – Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng. |
Hoạt động giao thông | – Kể được tên các loại đường giao thông.
– Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. – Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. – Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. – Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,…) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | |
Môi trường sống của thực vật và động vật | – Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video.
– Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh. – Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống. – Tìm hiểu, điều tra một số thực vật và động vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng. |
Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật | – Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.
– Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. – Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ | |
Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết
nước tiểu |
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh.
– Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân (ví dụ: nhận biết chức năng của xương và cơ qua hoạt động vận động; chức năng của cơ quan hô hấp qua hoạt động thở ra và hít vào; chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu). |
– Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu một trong các cơ quan trên không hoạt động. | |
Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể | – Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.
– Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. – Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. |
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI | |
Các mùa trong năm | – Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô).
– Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh. |
Một số thiên tai thường gặp | – Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,…) ở mức độ đơn giản.
– Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. – Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. – Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. – Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai. |
- Giáo dục thể chất (Thời lượng: 02 tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết)
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
– Biết thực hiện vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện. | KIẾN THỨC CHUNG
Vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện. |
– Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. | VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
Đội hình đội ngũ |
– Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động
tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể. |
– Biến đổi đội hình
– Động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại – Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ |
– Tham gia tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư | Bài tập thể dục |
thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích. | – Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
– Trò chơi bổ trợ khéo léo |
- Môn Âm nhạc (Thời lượng: 01 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết)
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Hát
Bài hát tuổi học sinh (7 – 8 tuổi), đồng dao, dân ca |
– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.
– Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. – Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. – Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. – Nêu được tên bài hát và tên tác giả. – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi. |
Nghe nhạc
Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi. |
– Biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
– Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, các loại âm sắc, nhịp độ nhanh – chậm. – Nêu được tên bản nhạc. |
Đọc nhạc
Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. |
– Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.
– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ. |
Nhạc cụ
Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen. |
– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.
– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. – Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. |
Thường thức âm nhạc
– Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài. |
– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học.
– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. |
– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi. | – Nêu được tên các nhân vật yêu thích.
– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. – Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên. |
- Môn Mĩ thuật (Thời lượng: 01 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết)
Yêu cầu cần đạt | Nội dung |
MĨ THUẬT TẠO HÌNH | |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
– Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản. – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt. – Biết xác định nội dung chủ đề và lựa chọn công cụ, vật liệu để thực hành. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo. – Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm. – Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, màu nhạt trong thực hành, sáng tạo. – Tạo được sản phẩm có dạng hình, khối cơ bản. – Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo. – Thể hiện được sự hiểu biết ban đầu về bản in trong thực hành, sáng tạo. – Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học tập,… trong thực hành, sáng tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. – Nhận ra được cùng một chủ đề có thể sử dụng chất liệu hoặc hình thức tạo hình khác nhau. |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình
Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội hoạ – Đồ hoạ (tranh in) – Điêu khắc Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường; Xã hội. |
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG | |
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
– Nhận biết được đặc điểm của một số sản phẩm thủ công. – Lựa chọn được đối tượng làm hình mẫu để thực hành sáng tạo. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: – Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán,… trong thực hành, sáng tạo. – Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình, khối dạng cơ bản. – Thể hiện được màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm. – Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực hành, sáng tạo. – Biết cách bảo quản sản phẩm và công cụ thực hành. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Biết trưng bày sản phẩm ở trong hoặc ngoài lớp học. – Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng để làm gì? Dùng như thế nào? |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình
Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại: Thủ công Lựa chọn, kết hợp: – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân. |
- Hoạt động trải nghiệm (Thời lượng: 03 tiết/ tuần x 35 tuần = 105 tiết)
Nội dung hoạt động | Yêu cầu cần đạt | |
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG VÀO BẢN THÂN | ||
Hoạt động khám phá bản thân | – Nhận diện được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân.
– Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm. |
|
Hoạt động rèn luyện bản thân | – Biết sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
– Thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. – Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc. – Nhận biết đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hoá. |
|
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI | ||
Hoạt động chăm sóc gia đình | – Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn đến các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.
– Trao đổi được với người thân về một số hoạt động chung trong gia đình. |
|
Hoạt động xây dựng nhà trường | – Nhận diện được những việc làm để thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn. Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi tự mình không giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ với bạn.
– Biết thể hiện lòng biết ơn với thầy cô. – Tham gia hoạt động lao động giữ gìn cảnh quan nhà trường. – Tham gia hoạt động giáo dục của Sao Nhi Đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường. |
|
Hoạt động xây dựng cộng đồng | – Làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng.
– Biết thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và trong hoạt động vì cộng đồng. – Tham gia vào một số hoạt động hướng đến cộng đồng do nhà trường tổ chức. |
|
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN | ||
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên | – Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan ở địa phương.
– Biết cách chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống. |
|
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường | – Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
– Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường. |
|
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP | ||
Hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp | – Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoặc người thân.
– Nêu được một số đức tính của bố, mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ. – Biết cách sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc. |
|
- Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) (Thời lượng: 02 tiết/ tuần x 35 tuần = 70 tiết)
- a) Nội dung
Hoàn thành các chủ đề, chủ điểm môn học cấp học:
+ Em và những người bạn của em
+ Em và trường học của em
+ Em và gia đình em
+ Em và thế giới quanh em
- b) Yêu cầu cần đạt
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung:
Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
– Nghe và nhận biết các chữ cái đã học (khoảng 13 chữ cái); các âm đã học ở vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của từ.
– Nghe hiểu các số đếm trong phạm vi 20; Các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh (thêm khoảng 35 – 70 từ so với lớp 1).
– Nghe hiểu và phản hồi phi ngôn ngữ trong một số tình huống giao tiếp đơn giản.
– Nghe hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản trong lớp học.
– Nghe hiểu và tham gia vào các hoạt động trên lớp có chỉ dẫn bằng tiếng Anh.
– Nghe hiểu và phản hồi bằng tiếng Anh trong một số tình huống hỏi đáp quen thuộc.
– Nhắc lại một số cụm từ, câu đơn giản, bài vè, bài hát phù hợp với lứa tuổi.
– Nói các từ quen thuộc chỉ sự vật trong ngữ cảnh (thêm khoảng 35 – 70 từ so với lớp 1).
– Nghe và nhắc lại các âm cơ bản đã học.
– Trả lời các câu hỏi đơn giản quen thuộc gắn liền với trải nghiệm của học sinh, có thể ở cấp độ từ hoặc câu đơn giản.
– Đưa ra một số chỉ dẫn quen thuộc khi tham gia vào các hoạt động đơn giản trên lớp.
– Đọc thành lời các từ và một số cụm từ quen thuộc, đơn giản và cụ thể.
– Đọc hiểu nội dung chính của một cụm từ hoặc câu ngắn.
– Tô hoặc chép lại chữ cái trong từ.
– Viết chữ cái trong từ. Viết được từ rất đơn giản.
PHẦN II: KẾ HOẠCH DẠY HỌC
(xem file phụ lục 2.1 đính kèm)
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- 1. Tổ trưởng:
– Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn phù hợp với tổ và đảm bảo theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên theo đúng quy định tập trung sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đặc biệt chú ý đến nội dung đổi mới phương pháp dạy học và việc lựa chọn nội dung dạy học, những vấn đề vướng mắc trong thực hiện chường trình.
– Thực hiện công tác thăm lớp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm các giờ dạy và thực hiện bồi dưỡng giáo viên của tổ.
– Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn theo phân công.
– Tổ chức cho giáo viên xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra định kì, đánh giá , xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Tổng hợp báo cáo kết quả giáo dục của tổ theo kế hoạch chuyên môn.
– Phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm và các hoạt động khác.
- 2. Giáo viên:
– Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp đối tượng học sinh trong lớp và đảm bảo theo kế hoạch của tổ. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.
– Giảng dạy hiệu quả chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của lớp/môn mình phụ trách.
– Cùng tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề kiểm tra; ra đề kiểm tra định kì, đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Báo cáo kết quả giáo dục theo kế hoạch của tổ.
– Tích cực chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm túc quy định về chuyên môn.
– Kết hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội, liên đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
– Tích cực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao chuyên môn theo chuẩn giáo nghề nghiệp viên tiểu học. Tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề do các cấp tổ chức.
– Sẵn sàng đề xuất những biện pháp cần thiết, liên quan đến việc tố chức dạy học và các hoạt động khác để mang lại hiệu quả tốt nhất cho tổ chuyên môn và đơn vị.
DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
|
TỔ TRƯỞNG Nguyễn Thị Thanh Thủy |
Phụ lục. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học
Tháng | Chủ điểm | Nội dung trọng tâm | Hình thức tổ chức | Thời gian thực hiện | Người thực hiện | Lực lượng cùng tham gia |
Tháng 9 | Truyền thống nhà trường | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (02/9/1945) và ngày thành lập trường từ năm 1940 đến nay. | Hái hoa dân chủ | 19/9/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 10 | Chăm ngoan, học giỏi | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Bác Hồ gửi là thư cuối cùng cho ngành giáo dục (15/10/1968) và ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930). | Kể chuyện | 17/10/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 5 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 11 | Tôn sư trọng đạo | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982). | Hát, sắm vai | 14/11/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 4 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 12 | Uống nước nhớ nguồn | Giáo dục học sin ý nghĩa về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944). | Hái hoa dân chủ | 19/12/2022 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 01 | Mừng Đảng- Mừng xuân | Giáo dục học sinh ý nghĩa về ngày thành lập Đảng CSVN (03/2/1930) | Thuyết trình | 16/01/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh lớp 5 | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 02 | Mừng Đảng- Mừng xuân | Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). | Hái hoa dân chủ | 20/2/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 03 | Mẹ và cô giáo | Giáo dục học sinh ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910) và ngày thành lập Đoàn (26/3/1931). | Văn nghệ | 06/3/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 04 | Hoà bình – Hữu nghị | Giáo dục ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975) và ngày Quốc tế lao động (01/5/1886). | Hái hoa dân chủ | 17/4/2023 | Tổng phụ trách Đội; Học sinh | BGH, NV.YT, TV-TB và 25 GVCN |
Tháng 05 | Bác Hồ kính yêu | Giáo dục học sinh ý nghĩa thành lập Đội (15/5/1941) và ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890). | Thăm nhà truyền thống huyện Lấp Vò | 08/5/2023 | Tổng phụ trách Đội; BCH Liên đội | PHT, TPTĐ và NV.YT, TV-TB |